Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 11: Tự tin

Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em ở Việt Nam

Bài tập 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Nêu ví dụ.

Trả lời

Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

Ví dụ: biết cách sắp xếp thời gian giữa học tập và giải trí, giúp đỡ bố mẹ

Bài tập 2: Hãy kể một số biểu hiện sống và làm việc có kế hoạch?

Trả lời

  • Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình
  • Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
  • Quyết tâm vượt khó, kiên trì

Bài tập 3: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa gì đối với mỗi người chúng ta ?

Trả lời

Ý nghĩa:

  • Chủ động
  • Tiết kiệm thời gian, công sức
  • Đạt hiệu quả cao trong công việc.

Bài tập 4: Trong những ý kiến sau đây, ý kiến nào đúng nhất?

  1. Chỉ cần xây dimg kế hoạch làm việc theo hằng tuần là đủ.
  2. Mỗi tháng nên thay đổi kế hoạch sống và làm việc một lần.
  3. Nên xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc theo từng giờ, từng ngày trong tuần.
  4. Nên xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi chi tiết đến từng phút.

Bài tập 5: Em đồng ý với những ýkiến nào sau đây?

  1. Nên điều chỉnh kế hoạch khi thấy bất hợp lí.
  2. Kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi nên cụ thể, không nên chung chung.
  3. Trong bảng kế hoạch chỉ cần ghi buổi sáng làm gì và buổi chiều làm gì là đủ.
  4. Trong mọi trường hợp không nên thay đổi kế hoạch.
  5. Học sinh lớp 7 không cần xây dựng kế hoạch làm việc, học tập.

Bài tập 6: Ý kiến nào đúng trong các ý kiến sau đây?

  1. Chỉ cần có kế hoạch học tập, không cần các kế hoạch khác.
  2. Chỉ người lớn mới cần làm việc có kế hoạch, còn học sinh trung học cơ sở thì không cần.
  3. Chỉ cần xây dựng kế hoạch, còn thực hiện được hay không lại là chuyện khác.
  4. Khi đã có kế hoạch học tập và làm việc hợp lí thì phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch.

Bài tập 7: Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I đế được một câu đúng?

I

II

A. Sống và làm việc có kế hoạch là biết sắp xếp các công việc và thời giờ nghỉ ngơi một cách hợp lí

1. thì phải chủ động, quyết tâm và sáng tạo đé thực hiện kế hoạch đã đề ra.

B. Khi đã xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi

2. đạt hiệu quả trong công việc.

C. Kế hoạch làm việc phải chi tiết,

3. cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh khi cần thiết.

D. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta

4. để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.

5. theo giờ, theo ngày trong tuần, không nên chung chung.

Trả lời

Câu 4: C

Câu 5: A, B

Câu 6: D

Câu 7: 4 - A; 1-B; 5-C; 2-D

Bài tập 8: Hà tự lập cho mình bảng kế hoạch làm việc hằng tuần, hằng ngày, trong đó ấn định chi tiết thời giờ học ở trường, thời giờ học ở nhà, thời giờ làm những việc nhỏ giúp bố mẹ, thời giờ xem ti vi, thời giờ nghỉ ngơi. Thời gian đầu, Hà rất thích thú bảng kế hoạch này nên đã làm đúng với thời gian biểu đề ra. Nhưng rồi dần dần Hà cảm thấy gò bó nên đã tự ý thay đổi thời giờ làm việc khác với kế hoạch đã được đề ra. Mẹ đã nhắc mấy lần nhưng Hà cho rằng kế hoạch hay không kế hoạch thì cũng thế, làm việc ngoài kế hoạch cảm thấy thoải mái hơn

Câu hỏi:

1/ Em cho biết nhận xét của mình về ưiệc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của Hà.

2/ Em có cho rằng, người làm việc theo kế hoạch sẽ thu được kết quả tốt không?

Trả lời

Lập kế hoạch chi tiết như bạn Hà là rất tốt. Tuy nhiên, khi đã có kế hoạch rồi thì phải thực hiện cho đúng theo kế hoạch, không nên tuỳ ý thay đổi.

Bài tập 9: Vào đầu năm học, Phong lập xong cho mình một bảng kế hoạch làm việc chi tiết các ngày trong tuần. Khi lập bảng kế hoạch này, Phong đã hỏi ý kiến của bố mẹ và đã được bố mẹ nhất trí. Mới thực hiện được hơn 2 tuần Phong đã cảm thấy gò bó nên đã quyết định thay bằng bảng kế hoạch mới. Tưởng đâu đã xong, nào ngờ được 2 tuần Phong lại cảm thấy chán và lại muốn thay đổi.

Câu hỏi:

1/ Em nhận xét thế nào về việc làm của bạn Phong?

2/ Theo em, khi kế hoạch làm việc đã được lập thì có thể thay đổi được không? Vì sao?

Trả lời

1/ Em không đồng ý với việc làm của Phong.

2/ Thay đổi kế hoạch liên tục như vậy sẽ không bao giờ có kết quả cao trong học tập và công việc. Kế hoạch cần được ổn định, trừ trường hợp thấy bất hợp lí thì mới thay đổi

Bài tập 10: Trong buổi sinh hoạt lớp để bàn về xây dựng kế hoạch làm việc của cá nhân, có các loại ý kiến khác nhau:

- Loại ý kiến thứ nhất: Mỗi học sinh nên có bảng kế hoạch làm việc của mình, nhưng là kế hoạch chung chung thôi, không nên chi tiết.

- Loại ý kiến thứ hai: Mỗi học sinh cần có kế hoạch làm việc cụ thể, trong đó quy định cụ thể thời gian và nội dung công việc.

- Loại ý kiến thứ ba: Đối với học sinh trung học thì không cần thiết phải có kế hoạch sống và làm việc riêng. Cứ để tự mình điều chỉnh mỗi ngày là tốt nhất.

Câu hỏi:

1/ Em đồng ý với loại ý kiến nào trên đây?

2/ Em đã xây dựng kế hoạch làm việc của mình như thế nào?

Trả lời

1/ Em đồng ý với ý kiến thứ hai: Mỗi học sinh cần có kế hoạch làm việc cụ thể, trong đó quy định cụ thể thời gian và nội dung công việc.

2/ Em đã lập danh sách những việc cần làm, sau đó sắp xếp theo thứ tự thời gian, việc nào làm trước việc nào làm sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 7

    Xem thêm