Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 43
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm gợi ý trả lời cho từng bài tập trong sách sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung bài học và giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo!
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 42: Thực hành: Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Thực hành bài 43 trang 113 SGK Công nghệ 7
I. MẤU THỨC ĂN VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Mẫu thức ăn:
- Thức ăn ủ xanh (lấy từ hầm hoặc hố ủ xanh).
- Thức ăn tinh ủ men rượu sau 24h.
- Dụng cụ: bát (chén) sứ có đường kính 10cm, panh gắp, đũa thủy tinh, giấy đo pH, nhiệt kế.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
1. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh
Qua quan sát, hãy đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh theo tiêu chuẩn sau:
Chỉ tiêu đánh giá | Tiêu chuẩn đánh giá | ||
Tốt | Trung bình | Xấu | |
Màu sắc | Vàng xanh | Vàng lẫn xám | Đen |
Mùi | Thơm | Thơm | Khó chịu |
Độ pH | < 4 | 4-5 | > 5 |
2. Quy trình đánh giá chất lượng của thức ãn ủ men rượu
- Bước 1. Lấy thức ăn đã được ủ, sờ tay vào thức ăn để cảm nhận nhiệt độ và độ ẩm của thức ăn ủ (hoặc dùng nhiệt kế cắm vào thức ăn đo nhiệt độ của thức ăn).
- Bước 2. Quan sát màu sắc của thức ăn ủ men.
- Bước 3. Ngửi mùi của thức ăn ủ men.
Đánh giá chất lượng thức ăn ủ men theo tiêu chuẩn sau:
Chỉ tiêu đánh giá | Tiêu chuẩn đánh giá | ||
Tốt | Trung bình | Xấu | |
Nhiệt độ | Ấm (khoảng 30°C) | Ấm | Lạnh |
Độ ẩm | Đủ ẩm (nắm lại thành nắm được) | Hơi nhão hoặc hơi khô | Quá nhão hoặc quá khô |
Màu sắc | Có nhiều mảng trắng trên mặt khối thức ăn | ít đám mốc trắng | Màu của thức ăn không thay đổi |
Mùi | Thơm rượu nếp | Có mùi thơm | Không thơm hoặc có mùi khó chịu |
III. THỰC HÀNH
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ