Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 8: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 8
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 8: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm gợi ý trả lời cho từng bài tập trong sách sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung bài học và giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo!
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 7 bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
Thực hành bài 8 trang 18 SGK Công nghệ 7
I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Mẫu phân hóa học thường dùng trong sản xuất.
- Ống nghiệm thủy tinh hoặc cốc thủy tinh loại nhỏ.
- Đèn cồn.
- Than củi.
- Kẹp sắt gắp than.
- Thìa nhỏ.
- Diêm hoặc bật lửa.
- Nước sạch.
II, QUY TRÌNH THỰC HÀNH
1. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hòa tan
Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
Bước 2: Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút.
Bước 3: Để lắng từ 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hòa tan.
- Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân ka li.
- Không hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan
Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
- Nếu có mùi khai (mùi của amôniac) đó là phân đạm.
- Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: Phân lân và vôi
Quan sát màu sắc:
- Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân.
- Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.
III. THỰC HÀNH
Ghi kết quả thực hành vào vở bài tập