Khoa học 5 bài 56: Sự sinh sản của côn trùng
Bài 56: Sự sinh sản của côn trùng
- Giải bài tập SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114, 115
- Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
- Quan sát và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
- Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
- Quan sát và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
- Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
- Thực hành (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
- Lý thuyết bài 56: Sự sinh sản của côn trùng
Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 56: Sự sinh sản của côn trùng có đáp án đầy đủ chi tiết cho từng bài tập SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114, 115 giúp các em học sinh nắm được quá trình sinh sản của côn trùng, sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản. Mời các em cùng tham khảo.
>> Bài trước: Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 55: Sự sinh sản của động vật
Giải bài tập SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114, 115
Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
Kể tên một số côn trùng. Bạn biết gì về sự sinh sản của chúng?
Trả lời:
Một số loại côn trùng là: dế mèn, ruồi, muỗi, bướm sâu, chuồn chuồn, gián, kiến...
Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng để duy trì sinh sản
Quan sát và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
Hãy chỉ đâu là: trứng, sâu (ấu trùng), nhộng, bướm
Trả lời:
- Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Trả lời:
Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải (hình 1). Trứng nở thành sâu. Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất
Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 114)
Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
Trả lời:
Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,..
Quan sát và trả lời câu hỏi (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
Chỉ vào từng sơ đồ và nói về sự sinh sản của ruồi và gián. Nêu sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của chúng.
Trả lời:
Sự giống và khác nhau về sự sinh sản của ruồi và gián
+ Giống nhau: đẻ trứng.
+ Khác nhau: Ở ruồi: Trứng nở ra dòi (ấu trùng), dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi. Ở gián: Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian
Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
Ruồi và gián thường đẻ trứng ở đâu? Nêu một vài cách diệt ruồi và gián.
Trả lời:
+ Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,….Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo……
+ Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,… phun thuốc diệt ruồi. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo,…phun thuốc diệt gián.
Thực hành (SGK Khoa học 5 tập 2 trang 115)
Hãy vẽ (hoặc viết) sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng
Trả lời:
Ví dụ:
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 57: Sự sinh sản của ếch
Lý thuyết bài 56: Sự sinh sản của côn trùng
- Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Ssâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,…
- Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,….Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo……
- Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,… phun thuốc diệt ruồi. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo,…phun thuốc diệt gián.