Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST vừa được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 88 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.

Lời giải:

- Một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ

+ Quốc hội: Soạn thảo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,…

+ Chủ tịch nước: Tiếp đón các phái đoàn của các nước, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam,…

+ Chính phủ: quyết định chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước; các chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,…

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 89 Kinh tế và Pháp luật 10: Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động gì?

Lời giải:

Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động:

+ Thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Thông qua các văn bản luật.

+ Phê duyệt, thông qua, giám sát các Nghị quyết: Nghị quyết số 52/2017/QH14, nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.

Câu hỏi trang 89 Kinh tế và Pháp luật 10: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các chức năng nào?

Lời giải:

- Chức năng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Chức năng lập hiến, lập pháp: là cơ quan thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật.

+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…

Câu hỏi trang 90 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Thông tin 1:

- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

Thông tin 2:

- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào.

- Nêu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.

Lời giải:

* Thông tin 1:

- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội:

+ Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Quốc hội có cơ cấu tổ chức bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.

+ Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

+ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:

sơ đồ quốc hội việt nam

*Thông tin 2:

- Hoạt động của Quốc hội:

+ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Quốc hội họp công khai, thường lệ mỗi năm 2 kì hoặc có thể họp kín trong những trường hợp cần thiết.

+ Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.

- Chế độ làm việc theo hội nghị tức là Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị. Các hội nghị đó sẽ được mở công khai hoặc có thể họp kín trong các trường hợp cần thiết.

- Quốc hội quyết định theo đa số tức là Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.

2. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Trong nhiệm kì 2016 - 2021, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV.

Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã kí kết quyết định bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021; phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ kí quyết định bổ nhiệm một số Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ khí có thay đổi về nhân sự như: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh Tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với việc bổ nhiệm 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021, trong nhiệm kì, Chủ tịch nước đã kí quyết định miễn nhiệm 24 thành viên Chính phủ, đình chỉ công tác đối với 1 thành viên Chính phủ.

Chủ tịch nước đã kí lệnh công bố 72 luật, 2 pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua; chỉ đạo văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước kịp thời, đúng quy định. Nhiều văn bản pháp luật được Quốc hội khóa XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đồng bộ, vững chắc, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước. (Trích báo Điện tử Chính phủ, ngày 21/03/2021)

Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước?

Lời giải:

- Chức năng: Đứng đầu, thay mặt Nhà nước về các mặt đối nội, đối ngoại.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:

+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch;

+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;

+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…

+ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;

+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Câu hỏi trang 92 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Trình bày cơ cấu tổ chức của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:

- Cơ cấu tổ chức:

+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

+ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

+ Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

- Hình thức hoạt động:

+ Họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Chủ tịch nước, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Quốc hội.

+ Trong trường hợp không họp, Chủ tịch nước phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên trong văn phòng Chủ tịch nước bằng văn bản.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 92 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy trả lời các câu hỏi sau

- Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào.

- Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Lời giải:

- Chức năng của Chính phủ:

+ Chính phủ quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc.

+ Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.

+ Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

- Chức năng hành pháp của Chính phủ:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội.

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hóa do Quốc hội ban hành;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Giải thích: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì:

+ Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là quyết định những vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế quản lý hành chính nhà nước.

+ Chính phủ có vị trí cao nhất nước về mặt quản lý hành chính, nên chức năng hành chính của Chính phủ phải bao quát toàn bộ các công việc quản lý hành chính nhà nước của đất nước, của cả bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.

+ Các quyết định của Chính phủ phải được tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước tôn trọng và chấp hành nghiêm túc.

Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nào

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Lời giải:

- Chính phủ gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

+ 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Bộ Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

+ 4 cơ quan ngang Bộ: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính Phủ.

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

+ Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10: Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.

Lời giải:

Hình thức hoạt động của Chính phủ:

+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.

Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10: Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:

Hoạt động của Chính phủ:

* Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ:

- Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước;

+ các chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Nội dung phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.

* Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.

* Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

4. Luyện tập

Luyện tập trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1

- Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nhằm mục đích gì?

- Vì sao phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trường hợp 2

- Em có nhận xét gì về hành vi của chủ tài khoản NVT?

- Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Lời giải:

*Trường hợp 1:

- Mục đích: nhằm chống đối Nhà nước, chế độ chính trị, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nhằm hạ thấp uy tín, sự tin tưởng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; nhằm lôi kéo nhân dân vào những thế lực xấu chống phá Đảng và Nhà nước;…

- Phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phá Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì nếu không cảnh giác chúng ta sẽ rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những thành phần chống phá cách mạng, Đảng và Nhà nước.

*Trường hợp 2:

- Hành vi của chủ tài khoản NVT là hành vi vi phạm pháp luật khi đã thường xuyên cập nhập và đăng tải nhiều thông tin không khách quan, không đúng sự thật về sự phát triển của nước ta. Ngoài ra, chủ tài khoản còn tham gia bình luận những nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ. Đây được xem là hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhận diện các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

+ Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội. Nghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang web lạ (web đen), E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.

+ Phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú về cách nhận diện đối với các hành vi chống phá và cách xử lí đối với các hành vi đó.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 324
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằngg Ỉnn
    Hằngg Ỉnn

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • Gà Bông
      Gà Bông

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/08/22
      • Người Dơi
        Người Dơi

        😲😲😲😲😲

        Thích Phản hồi 11/08/22

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm