Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách CTST

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách CTST vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 31 SGK KTPL 10 CTST

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Em hãy chia sẻ suy nghĩa của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào?

Lời giải

- Việc Chính phủ đã có chính sách không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh các cấp thể hiện sự linh hoạt, kịp thời, giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.

- Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 32 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

- Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước?

- Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào?

Lời giải

- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước gồm những khoản:

+ Khoản thu

+ Khoản chi

- Ngân sách nhà nước gồm các bộ phận:

+ Ngân sách địa phương

+ Ngân sách trung ương

2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 32 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc thông tin dưới dây và thực hiện yêu cầu.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

- Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

- Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân hàng nhà nước.

Lời giải

- Ở nước ta Quốc hội có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

- Đặc điểm của ngân hàng nhà nước

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

+ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Luôn được phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

3. Vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 33 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các trường hợp sau và cho biết vai trò của ngân sách nhà nước.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Lời giải

- Vai trò của ngân sách nhà nước

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 34 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện.

Lời giải

- Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện:

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

Luyện tập và vận dụng KTPL 10 CTST

Luyện tạp 1 trang 35 SGK KTPL 10 CTST: Trao đổi cùng bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao.

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Lời giải

- Ý kiến a - Em không đồng tình với ý kiến trên vì ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phỉa đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

- Ý kiến b - Em đồng tình với ý kiến này vì ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì mục tiêu lợi ích chung của toàn thể quốc gia trong các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước nhằm đảm bảo sự phát triển của đất nước.

- Ý kiến c - Em đồng ý với ý kiến này vì ngân sách nhà nước giống như một bảng kế hoạch tài chính chi tiết về những khoản thu, chi của Nhà nước tại một thời điểm nhất định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định trướột thời điểm nhất định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định trước khi thi hành.

- Ý kiến d - Em đồng tình với ý kiến trên vì ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế bằng cách thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra Nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Ngược lại, để hạn chế sản xuất ngân sách nhà nước thực hiện áp đặt các chính sách tài chính, tăng thuế.

- Ý kiến đ - Em không đồng ý tình với ý kiến trên vì nếu bội chi ngân sách kéo dài hoặc luôn được duy trì sẽ gây rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.

Luyện tập 2 trang 36 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì sao?

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Lời giải

- Nội dung b, d không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước vì đây là hai trong những vai trò của ngân sách nhà nước.

Luyện tập 3 trang 36 SGK KTPL 10 CTST: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

- Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A và Công ti M trong các trường hợp trên?

- Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Vì sao?

Lời giải

- Nhận xét:

+ Hành vi chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước của Công ti A là hành vi sai vi phạm Luật Ngân sách nhà nước. Bởi Công ti A chưa thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật,

+ Công ti M đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ti M còn tuyên truyền cung cấp thông tin đến người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế.

- Em đồng tình với cách xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì đã kịp thời phát hiện sai phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ có liên quan đến ngân sách nhà nước.

Vận dụng 1 trang 36 SGK KTPL 10 CTST: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

Lời giải

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6

Vận dụng 2 trang 36 SGK KTPL CTST: Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân.

Lời giải

(*) Gợi ý sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách CTST. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 1.402
Sắp xếp theo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

Xem thêm