Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 23 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường CTST vừa được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế

Câu hỏi trang 153 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào?

Lời giải:

- Các hình thức sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam: Sở hữu toàn dân, Sở hữu tập thể, Sở hữu tư nhân.

- Thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam:

+ Kinh tế quốc doanh;

+ Kinh tế hợp tác;

+ Kinh tế tư bản tư nhân;

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ;

+ Kinh tế tư bản Nhà nước.

Câu hỏi trang 153 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ?

Lời giải:

- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có:

+ Cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết;

+ nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao;

+ cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối;

+ đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế;

+ hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm,…

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về văn hóa, giáo dục

Câu hỏi trang 154 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hóa đất nước?

Lời giải:

- Nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước:

+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Câu hỏi trang 154 Kinh tế và Pháp luật 10: Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?

Lời giải:

- Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta vì:

+ Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế: Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo.

+ Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

+Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Câu hỏi trang 154 Kinh tế và Pháp luật 10: Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?

Lời giải:

- Ý nghĩa:

+ Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

+ Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.

+ Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi trang 155 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa công nghệ của Việt Nam?

Lời giải:

- Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa trong việc tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, có ý nghĩa trong việc thu hút các sáng tạo khoa học, công nghệ góp phần vào sự phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam.

Câu hỏi trang 155 Kinh tế và Pháp luật 10: Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Ý nghĩa:

+ góp phần phát triển bền vững đất nước.

+ Có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi trang 155 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1: Nhân ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4), trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em với sự tham gia của toàn thể học sinh. Các em thích thú tham gia với rất nhiều tiết mục như: múa cồng chiêng của các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên; múa Rám Vòng (múa vòng tròn) của người Khmer Nam Bộ, hát quan họ...

Trường hợp 2: Anh H có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh máy rửa tay tự động. Khi anh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh P để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì được chị E (chuyên viên phòng Đăng kí doanh nghiệp) thông tin rằng: Hạn mức đăng kí kinh doanh máy rửa tay năm 2021 đã hết nên không thể duyệt hồ sơ của anh H.

Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E?

Lời giải:

- Việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về văn hóa khi đã tham gia cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em.

- Hành vi của chị E không đúng khi đã không duyệt hồ sơ của anh H, chị E đã không thực hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ.

5. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 157 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a, Nhà nước coi việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là nền tảng cho sự phát triển đất nước.

b, Trách nhiệm bảo vệ môi trường chỉ thuộc về các cơ quan chức năng.

c, Nhà nước khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần.

d, Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Lời giải:

- Ý kiến a - Em đồng tình với ý kiến trên vì Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ vì vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình. Để hoàn thành sứ mệnh đó, muốn trở thành những con người đủ đức, đủ tài, có thể gánh vác được những trọng trách mà cách mạng giao phó và làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì phải nhờ rất lớn vào việc học tập, đó chính là vai trò của giáo dục.

- Ý kiến b - Em không đồng tình với ý kiến trên vì trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về tất cả con người từ các cơ quan, tổ chức đến cá nhân.

- Ý kiến c - Em đồng tình với ý kiến trên vì nền kinh tế nhiều thành phần sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn nhưng trong đó nền kinh tế nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo.

- Ý kiến d - Em đồng tình với ý kiến trên vì những khu vực như miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đều là những nơi có điều kiện vật chất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp vì vậy ưu tiên phát triển giáo dục ở những nơi này góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đưa đất nước phát triển toàn diện.

Luyện tập 2 trang 158 Kinh tế và Pháp luật 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trong một cuộc thi hùng biện dành cho học sinh, N và H tranh luận về vai trò của văn hóa và khoa học - công nghệ. N cho rằng:

- Văn hóa, văn nghệ là quan trọng nhất, nó giúp chúng ta có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn. Bên cạnh đó, văn hóa, văn nghệ còn giúp bảo tồn được những loại hình nghệ thuật truyền thống của nước nhà trước sự du nhập của văn hóa phương Tây.

Tuy nhiên, H lại cho rằng:

- Hiện nay, khoa học - công nghệ mới là quan trọng, vì nó giúp đẩy lùi dịch bệnh, làm cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, hiện đại hơn. Hơn nữa, khoa học - công nghệ cũng sẽ đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ sánh vai với các nước khác trên thế giới.

- Em có nhận xét gì về ý kiến của N và H?

- Theo em, văn hóa và khoa học - công nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống? Và vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên?

Lời giải:

- Ý kiến của N và H đều đúng tuy nhiên chưa đủ vì một đất nước phát triển toàn diện là một đất nước phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ,…Những lĩnh vực này sẽ đóng góp một phần vai trò vào sự phát triển chung của đất nước.

- Vai trò của văn hóa, khoa học và công nghệ:

+ Cơ sở cho sự phát triển kinh tế

+ Xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Nâng cao đời sống của người dân.

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên vì chỉ có thể đất nước mới có thể phát triển, đời sống của nhân dân mới có thể được đảm bảo.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 57
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😋😋😋😋😋😋😋

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • Bắp
      Bắp

      😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 11/08/22
      • Anh nhà tui
        Anh nhà tui

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 11/08/22

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm