Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST vừa được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Lời giải:

- Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.

- Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.

- Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế

1. Khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp nào?

Lời giải:

- Vị trí: Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp năm 2013.

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 135 Kinh tế và Pháp luật 10: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Đặc điểm của Hiến pháp:

+ Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

+ Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác.

+ Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

+ Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

Câu hỏi trang 135 Kinh tế và Pháp luật 10: Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung? Vì sao?

Lời giải:

- Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

3. Vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 136 Kinh tế và Pháp luật 10: Nêu vị trí của Hiến pháp trong mối quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:

- Hiến pháp là cơ sở ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác; được chi tiết hóa, cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

4. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 137 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a, Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

b, Hiến pháp bao gồm các chế định thừa kế, chế định hợp đồng, chế định Chủ tịch nước, chế định Chính phủ...

c, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý ngang bằng với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

d, Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiến pháp năm 2013.

Lời giải:

- Ý kiến a - Em đồng ý với ý kiến trên vì quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

- Ý kiến b - Em không đồng ý với ý kiến trên vì chỉ có một số chế định được thể hiện rõ trong Hiến pháp, số còn lại được thể hiện trong các Luật.

- Ý kiến c - Em không đồng ý với ý kiến trên vì Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Ý kiến d - Em đồng ý với ý kiến này vì Hiến pháp mới nhất và đang hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm 2013.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • Friv ッ
      Friv ッ

      😜😜😜😜😜

      Thích Phản hồi 11/08/22
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 11/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm