Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật CTST vừa được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

1. Hệ thống pháp luật

Câu hỏi trang 123 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, hệ thống pháp luật là gì?

Lời giải:

- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật; được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định.

Câu hỏi trang 123 Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa từng yếu tố.

Lời giải:

- Hệ thống pháp luật cấu thành từ ba yếu tố:

+ Quy phạm pháp luật

+ Chế định pháp luật

+ Ngành luật.

- Ví dụ:

+ Quy phạm pháp luật: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).

+ Chế định pháp luật: ngành luật Dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả... Ngành luật Hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân...

+ Ngành luật: Bộ luật Dân sự, bộ luật Kinh tế, bộ luật Hình sự,…

Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?

Lời giải:

- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật, là: Luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Lao động.

Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật?

Lời giải:

- Hiểu biết về luật Hình sự:

- Bộ luật hình sự là đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.

- Đối tượng của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

- Nhiệm vụ: bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là:

+ Bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa;

+ Là công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm;

+ Giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết văn bản quy phạm pháp luật là gì? Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?

Lời giải:

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Theo em, các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lí.

Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:

- Thưa cô, quy định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.

B trả lời:

- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện một lần trong thực hiện.

Cả hai tranh luận khá sôi nổi nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Lời giải:

- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

- Phân biệt:

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

Khái niệm

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Thẩm quyền ban hành

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

Nội dung ban hành

- Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

- Chứa quy tắc xử sự riêng.

- Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

- Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

Tên gọi

- Có quy định các hình thức.

- Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

Phạm vi áp dụng

- Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

- Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

Cơ sở ban hành

- Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

- Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

Thời gian có hiệu lực

- Lâu dài.

- Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...
    kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • Bé Cún
      Bé Cún

      😆😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 11/08/22
      • Ba Lắp
        Ba Lắp

        😎😎😎😎😎😎😎

        Thích Phản hồi 11/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm