Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 17: Pháp luật và đời sống CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 17: Pháp luật và đời sống CTST vừa được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa 2 câu thơ dưới đây.

“… Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

(Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam yêu cầu ca, 1922)

Lời giải:

- Hai câu thơ khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

- Theo Nguyễn Ái Quốc, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.

1. Khái niệm pháp luật

Câu hỏi trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Anh D ở dưới quê lên thành phố làm việc. Trong một lần đi làm về, thấy đoạn đường vắng anh D chạy quá tốc độ nên bị đội cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì vi phạm. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh. Anh D mong muốn được bỏ qua lỗi của mình. Đại diện của đội cảnh sát giao thông giải thích:

- Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỗi người phải có ý thức tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. Có như vậy, mới hạn chế được tai nạn giao thông. Đây là quy tắc xử sự chung, bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Vì sao cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D?

Lời giải:

- Vì anh D đã chạy xe quá tốc độ cho phép khi tham gia giao thông.

Câu hỏi trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Quy tắc xử sự chung là gì? Quy tắc xử sự chung có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật?

Lời giải:

- Quy tắc xử sự chung là tập hợp bộ quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi rộng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày, các quy tắc xử sự này sau khoảng thời gian lâu dài được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước công nhận theo trình tự thủ tục theo luật định nó sẽ trở thành các quy phạm pháp luật, ở mỗi quan hệ nó điều chỉnh thì nó sẽ trở thành quy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật đó.

- Ý nghĩa:

+ Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

+ Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đặc điểm của pháp luật

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10: Vì sao Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái?

Lời giải:

- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho phụ nữ Thái, đồng thời nhằm giúp họ trang bị thêm kiến thức về pháp luật.

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10: Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

Lời giải:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật đưa ra hệ thống các quy tắc xử sự, là chuẩn mực cho mọi hành vi; được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi hiệu lực mà luật tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính quyền lực bắt buộc chung của Nhà nước: Mọi tổ chức cá nhân đều phải thực hiện theo đúng pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh.

Câu hỏi trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10: Để các quy phạm pháp luật được áp dụng phổ biến vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

Lời giải:

- Pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định, được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

3. Vai trò của pháp luật trong đời sống

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Nhà máy xi măng A đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, chính quyền tỉnh C nhận được nhiều đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thả khói bụi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khỏe của người dân.

Sau khi nhận được đơn phản ánh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và kết luận: hệ thống xử lý khí thải của nhà máy không đạt tiêu chuẩn theo quy định; nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.

- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật nào?

Lời giải:

- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của Luật Bảo vệ môi trường khi đã thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Nhà máy xi măng A đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, chính quyền tỉnh C nhận được nhiều đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thả khói bụi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sức khỏe của người dân.

Sau khi nhận được đơn phản ánh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và kết luận: hệ thống xử lý khí thải của nhà máy không đạt tiêu chuẩn theo quy định; nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.

- Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống như thế nào?

Lời giải:

- Vai trò của pháp luật trong đời sống: Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Bà H kí kết hợp đồng lao động thời hạn 1 năm với công ty Y; sau 1 năm hợp đồng lao động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Gần đây, công ty Y ra 2 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà H.

Bà H cho rằng việc công ty Y ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bà là trái pháp luật. Do đó, bà khởi kiện yêu cầu tòa án hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, buộc công ty nhận bà vào làm việc và khôi phục tất cả quyền lợi cho mình. Tòa án đã căn cứ vào khoản 1 Điều 37, Điều 39 và Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty Y đối với bà H là trái pháp luật. Công ty Y phải tiếp nhận bà H cũng như hoàn trả các chế độ theo quy định của pháp luật

- Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H như thế nào?

Lời giải:

- Tòa án đã tiếp nhận và căn cứ theo bộ luật Lao động năm 2019 đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ti Y đối với bà H là trái pháp luật và công ty Y phải tiếp nhận bà H cũng như hoàn trả các chế độ theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Lời giải:

- Ý nghĩa:

+ Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất;

+ Tạo sự công bằng cho xã hội, giúp người dân có niềm tin vào pháp luật, vào sự quản lí của Nhà nước.

4. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 119 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em về các phát biểu sau:

a, Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành

b, Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

c, Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

d, Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lí rõ ràng, chính xác, thể hiện đặc điểm xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết ý kiến của em

Lời giải:

- Ý kiến a - Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật là do Quốc hội ban hành.

- Ý kiến b - Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác, ví dụ như đạo đức, lối sống,…

- Ý kiến c - Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

- Ý kiến d - Em đồng ý với ý kiến trên vì nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ có tính pháp lí rõ ràng, chính xác, thể hiện đặc điểm xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 17: Pháp luật và đời sống CTST. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Ngữ văn 10 CTST...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    😋😋😋😋😋😋😋

    Thích Phản hồi 11/08/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/08/22
      • Biết Tuốt
        Biết Tuốt

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 11/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm