Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 14
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Địa Lí 12 bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12
Bài: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Câu 1.1. Ý nào dưới đây không đúng về trang trại ở Việt Nam?
A. Có diện tích tương đối rộng lớn.
B. Thuộc quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức.
C. Nhà nước quy định đối tượng sản xuất trong trang trại.
D. Mục đích sản xuất nông nghiệp chuyên ngành hoặc tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Nhà nước không quy định cụ thể đối tượng sản xuất trong trang trại mà tạo điều kiện để các trang trại phát triển tự do, đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 1.2. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng chuyên canh nông nghiệp với sản phẩm chính là
A. cây lương thực.
B. cây ăn quả.
C. cây công nghiệp.
D. cây thực phẩm
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng chuyên canh nông nghiệp với sản phẩm
chính là cây công nghiệp.
Câu 1.3. Dựa vào bảng 14.1 trang 61 SGK, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng về tình hình phát triển và phân bố trang trại ở nước ta (năm 2021).
A. Trang trại chăn nuôi chiếm số lượng nhiều nhất.
B. Đông Nam Bộ có số lượng trang trại nhiều thứ 3 cả nước.
C. Trang trại trồng trọt chiếm số lượng ít nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều trang trại nhất cả nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm số lượng ít nhất.
Câu 1.4. Cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới là sản phẩm nông nghiệp chính của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới là sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 1.5. Ý nào dưới đây không đúng về vùng chuyên canh nông nghiệp ở Việt Nam?
A. Phát triển theo hướng gắn với công nghiệp chế biến.
B. Phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi.
C. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất.
D. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vùng nguyên liệu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Vùng chuyên canh là vùng tập trung phát triển một hoặc một số loại cây trồng gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu,…).
Câu 2. Điền các từ hoặc cụm từ đã cho vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin về vai trò của trang trại ở nước ta.
Ở nước ta, trang trại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước nói chung và trong ................., nông thôn nói riêng. Các trang trại đã góp phần ................. kinh tế, tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất ................., góp phần tạo nên những vùng chuyên môn hoá thâm canh cao, thúc nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển ................. chế biến và dịch vụ sản xuất ở vùng nông thôn.
Kinh tế trang trại phát triển tạo thêm ................., tăng thu nhập cho lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội cho vùng nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về mặt tổ chức, quản lí và sản xuất kinh doanh.
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác ................. và quan tâm ................. trước hết ở phạm vi trang trại. Các trang trại vùng núi, đồi gò đã góp phần tích cực vào trong việc bảo vệ ................., phủ xanh đất trống, đồi trọc và cải tạo ................. .
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, trang trại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Các trang trại đã góp phần chuyển dịch kinh tế, tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, góp phần tạo nên những vùng chuyên môn hoá thâm canh cao, thúc nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở vùng nông thôn.
Kinh tế trang trại phát triển tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội cho vùng nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về mặt tổ chức, quản lí và sản xuất kinh doanh.
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác cơ cấu hợp lí và quan tâm bảo vệ môi trường trước hết ở phạm vi trang trại. Các trang trại vùng núi, đồi gò đã góp phần tích cực vào trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi trọc và cải tạo rừng.
Câu 3. Dựa vào bảng 14.1 trang 61 SGK, hãy:
1. Vẽ biểu đồ thể hiện tổng số trang trại ở các vùng của nước ta, năm 2021.
2. Nhận xét sự phân bố số lượng trang trại phân theo lĩnh vực hoạt động ở các vùng của nước ta, năm 2021.
Lời giải chi tiết:
1. Vẽ biểu đồ:
2. Nhận xét:
- Số lượng trang trại và cơ cấu các loại hình trang trại giữa các vùng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:
+ Đồng bằng sông Hồng: Là vùng có tổng số trang trại lớn nhất, đặc biệt là trang trại chăn nuôi.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Là vùng có tổng số trang trại lớn thứ 2, chiếm số lượng trang trại trồng trọt và trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Mặc dù có tổng số trang trại ít hơn các vùng đồng bằng, nhưng tỷ lệ trang trại chăn nuôi lại khá cao. Điều này có thể do địa hình đồi núi, đất đai không quá màu mỡ, phù hợp với việc chăn thả gia súc.
- Các vùng còn lại có sự phân bố đa dạng hơn, tuy nhiên nhìn chung trang trại chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Có số lượng các trang trại phân bố khá đều.
+ Tây Nguyên: Trang trại trồng trọt và chăn nuôi phát triển khá cân bằng.
+ Đông Nam Bộ: Trang trại chăn nuôi và trồng trọt phát triển tương đối đồng đều.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 15
- Bài 15: Thực hành tìm hiểu vai trò, tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Bài 17: Một số ngành công nghiệp
- Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 19: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp
- Bài 20: Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dịch vụ
- Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Bài 22: Thương mại và du lịch
- Bài 23: Thực hành tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương