Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 32

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Địa Lí 12 bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12

Bài: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ

Câu 1.1. Ý nào dưới đây đúng với đặc điểm dân số của Đông Nam Bộ (năm 2021)

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

B. Số dân tăng chủ yếu do gia tăng tự nhiên.

C. Số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Bộ (năm 2021) thấp: 0,98%.

Câu 1.2. Ý nào dưới đây không đúng với thế mạnh về tự nhiên của Đông Nam Bộ?

A. Đất badan, đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ chiếm diện tích lớn.

B. Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.

C. Có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn.

D. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Địa hình của Đông Nam Bộ là sự chuyển tiếp giữa các cao nguyên ở Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long nên tương đối bằng phẳng.

Câu 1.3. Vườn quốc gia nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Pù Mát.

B. Yok Đôn.

C. Bù Gia Mập.

D. U Minh Thượng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Câu 1.4. Ý nào dưới đây không đúng với thế mạnh về điều kiện kinh tế – xã hội của Đông Nam Bộ?

A. Số dân đông, nguồn lao động dồi dào.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước.

D. Có nhiều lễ hội truyền thống nhất cả nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Thế mạnh về điều kiện kinh tế – xã hội của Đông Nam Bộ là Số dân đông, nguồn lao động dồi dào; Thị trường tiêu thụ rộng lớn; Là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước.

Câu 1.5. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm ngành nông nghiệp của Đông Nam Bộ?

A. Cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu là cao su, cà phê, điều.

B. Cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

C. Chăn nuôi bò sữa phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

D. Hình thành vùng chuyên canh cây lương thực với quy mô lớn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Nông nghiệp của Đông Nam Bộ không hình thành vùng chuyên canh cây lương thực với quy mô lớn.

Câu 2. Đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội để phát triển kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ.

Thông tin

Thế mạnh

Hạn chế

1. Đất badan khá màu mỡ.

2. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

3. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao.

4. Có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5. Số dân đông, nguồn lao động dồi dào.

6. Có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

7. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật nhiều nơi đang xuống cấp.

Lời giải chi tiết:

Thông tin

Thế mạnh

Hạn chế

1. Đất badan khá màu mỡ.

x

2. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

x

3. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao.

x

4. Có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

x

5. Số dân đông, nguồn lao động dồi dào.

x

6. Có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

x

7. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật nhiều nơi đang xuống cấp.

x

Câu 3. Dựa vào bảng 32.1 trang 140 SGK, hãy:

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) của vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2010 – 2021.

2. Rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

1. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) của vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2010 – 2021

Dựa vào bảng 32.1 trang 140 SGK, hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GRDP

2. Nhận xét:

- Tỉ trọng GRDP của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng giảm, giảm 0,1%.

- Tỉ trọng GRDP của ngành công nghiệp, xây dựng ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng giảm, giảm 3,4%.

- Tỉ trọng GRDP của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng tăng, tăng 3,7%.

- Tỉ trọng GRDP của thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021 có sự biến động:

+ Giai đoạn 2010 – 2015, giảm 1%.

+ Giai đoạn 2015 – 2021, tăng 0,8%.

Câu 4. Tìm hiểu thông tin và dựa vào các hình 32.1, 32.2 trang 138, 142 SGK, xác định:

1. Tên các nhà máy thủy điện và tên sông đặt nhà máy thuỷ điện ở vùng Đông Nam Bộ.

2. Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Đông Nam Bộ.

3. Tên các điểm du lịch gắn với vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải chi tiết:

1. Các nhà máy thuỷ điện và tên sông đặt nhà máy thuỷ điện ở vùng Đông Nam Bộ:

- Nhà máy thủy điện: Cần Đơn, Thác Mơ đặt trên Sông Bé.

- Nhà máy thủy điện Trị An đặt trên sông Đồng Nai.

2. Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Đông Nam Bộ: hồ Trị An, Cần Giờ, hồ Dầu Tiếng.

3. Các điểm du lịch gắn với vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở vùng Đông Nam Bộ: Cát Tiên, Cần Giờ.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 33

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng