Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 3
VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Địa lý 12 bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên
Câu 1.1. Đặc điểm của vùng thềm lục địa nước ta là
A. thềm lục địa ở phía bắc và miền Trung mở rộng, có đáy nông; thềm lục địa phía nam hẹp, sâu.
B. thềm lục địa phía bắc và phía nam rộng, nông; thềm lục địa miền Trung hẹp, sâu.
C. thềm lục địa phía bắc và phía nam hẹp, sâu; thềm lục địa miền Trung rộng, nông.
D. thềm lục địa phía bắc và miền Trung hẹp, sâu; thềm lục địa phía nam rộng, nông.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Thềm lục địa thay đổi theo từng đoạn bờ biển: thềm lục địa phía bắc và phía nam rộng, nông; thềm lục địa miền Trung hẹp, sâu.
Câu 1.2. Nhóm đất chiếm ưu thế ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi của nước ta là
A. đất mùn thô.
B. đất feralit.
C. đất phù sa.
D. đất feralit có mùn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Dưới 1 700m là đất feralit có mùn; trên 1 700m tiêu biểu là đất mùn.
Câu 1.3. Hệ sinh thái tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Nam là
A. rừng nhiệt đới gió mùa.
B. rừng cận xích đạo gió mùa.
C. rừng cận nhiệt đới gió mùa.
D. rừng xích đạo gió mùa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Hệ sinh thái tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Nam là rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 1.5. Ở miền Nam, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình từ trên
A. 600 - 1600 m.
B. 600 - 2600 m.
C. 900 - 1 000 m đến 2 600 m.
D. 900 - 1 000 m đến 1 600 m.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Ở miền Nam, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình từ trên 900 - 1 000 m đến 2 600 m.
Câu 2. Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với đặc điểm của các miền địa lí tự nhiên ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Câu 3. Hoàn thành thông tin về sự phân hoá của thiên nhiên nước ta theo chiều Đông – Tây vào sơ đồ dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ, biên độ nhiệt trung bình năm và tổng số giờ nắng của một số trạm khí tượng ở nước ta
Trạm khí tượng |
Nhiệt độ trung bình năm (°C) |
Biên độ nhiệt trung bình năm (°C) |
Tổng số giờ nắng (giờ) |
Sapa |
15,3 |
11,2 |
1 436 |
Lạng Sơn |
21,3 |
14,0 |
1561 |
Hà Đông (Hà Nội) |
23,7 |
12,6 |
1 478 |
Đồng Hới |
24,7 |
11,0 |
1784 |
Huế |
25,1 |
9,4 |
1916 |
Trường Sa |
28,0 |
2,9 |
2 457 |
Đà Lạt |
18,0 |
3,6 |
2148 |
Vũng Tàu |
27,1 |
3,5 |
2643 |
Cà Mau |
27,1 |
2,9 |
2 186 |
(Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022)
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự thay đổi của một số yếu tố khí hậu ở nước ta theo chiều Bắc – Nam:
1. Nhiệt độ trung bình năm
2. Biên độ nhiệt trung bình năm
3. Tổng số giờ nắng
Lời giải chi tiết:
1. Nhiệt độ trung bình năm: Tăng dần từ Bắc vào Nam.
2. Biên độ nhiệt trung bình năm: Giảm dần từ Bắc vào Nam.
3. Tổng số giờ nắng: Tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 5. Lựa chọn 2 miền địa lí tự nhiên ở nước ta, hoàn thành thông tin tóm tắt về một số đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền đã chọn vào bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
|
Miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ |
Miền: Nam Trung Bộ và Nam Bộ |
Phạm vi |
Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ. |
Có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. |
Địa hình, khoáng sản |
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, núi hướng vòng cung (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng. Địa hình ven biển khá đa dạng, từ những nơi thấp, bằng phẳng đến những nơi nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà). Vịnh Bắc Bộ thuận lợi phát triển kinh tế biển. - Có nhiều khoáng sản, đặc biệt là than, đá vôi, chì, kẽm, khí tự nhiên,… |
- - Địa hình đa dạng, các khối núi cổ, cao nguyên badan ở Trường Sơn Nam (cao nguyên Pleiku, Lâm Viên,…); dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị chia cắt cho đến đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng và rộng lớn với đồng bằng phù sa cổ Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Có vùng biển rộng lớn, địa hình bờ biển đa dạng với nhiều đoạn bờ biển bồi tụ xen kẽ bờ biển mài mòn, các vịnh biển sâu và nhiều đảo, quần đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. - Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như bô-xít ở Trường Sơn Nam, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam. |
Khí hậu |
Có mùa đông lạnh sâu sắc do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh, thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa. |
Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, trong năm có 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Thiên nhiên có sự đối lập giữa 2 sườn Đông – Tây dãy Trường Sơn Nam. |
Sinh vật |
Nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, tiêu biểu thuộc họ Rễ, Dâu tằm,… |
Tài nguyên sinh vật đặc trưng là kiểu rừng cận xích đạo gió mùa với các loài cây họ Dầu cùng nhiều loài thú lớn. Có kiểu rừng rụng lá, nửa rụng lá đặc trưng cho Đông Nam Á; rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu, chim, tôm, cá,… |
Câu 6. Giải thích vì sao độ cao trung bình của đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt về vĩ độ, gió mùa và địa hình là những yếu tố chính quyết định đến độ cao trung bình của các đai cao ở miền Bắc và miền Nam.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 4