Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 4

Với nội dung bài Giải sách bài tập Địa Lí 12 bài 4: Thực hành tìm hiểu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12

Bài: Thực hành tìm hiểu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

Câu 1.1. Khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở nước ta là

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Nam Trung Bộ

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Nam Bộ, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.

Câu 1.2. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Bắc Trung Bộ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là Đông Bắc do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình.

Câu 1.3. Hệ sinh thái nào dưới đây không xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa?

A. Rừng thưa nhiệt đới khô.

B. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng.

C. Rừng lá kim.

D. Rừng ngập mặn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng ngập mặn, rừng tràm, xavan, cây bụi gai,… là những hệ sinh thái xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa.

Câu 1.4. Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có mùa khô, mùa mưa đối lập nhau do tác động của

A. gió mùa và vị trí địa lí.

B. địa hình và gió mùa.

C. hướng núi và vị trí địa lí.

D. vị trí địa lí và độ cao địa hình.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có mùa khô, mùa mưa đối lập nhau do tác động của địa hình và gió mùa.

Câu 1.5. Ý nào dưới đây đúng về sự phân hoá của sinh vật theo độ cao ở nước ta?

A. Từ 1 700 m trở lên, rừng cận nhiệt đới phát triển mạnh.

B. Trên 2.000 m chỉ có đồng cỏ núi cao.

C. Trên 1 700 m, rừng phát triển kém.

D. Từ 2 800 m trở lên, thực vật không phát triển

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Dưới 1700 m là rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; động vật tiêu biểu là các loài thú có lông. Trên 1700 m rừng phát triển kém; có các loài chim di cư.

Câu 2. Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.

Thiên nhiên phân hoá trong không gian giúp nước ta phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, với nhiều .............. có giá trị cao, đặc trưng theo từng ..............; đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là căn cứ để ............. môn hoá sản xuất dựa trên ............. của mỗi vùng.

Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên gây khó khăn đến sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng có thiên tai khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế, vì vậy đòi hỏi các vùng cần ............. khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên phân hoá trong không gian giúp nước ta phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, với nhiều sản phẩm có giá trị cao, đặc trưng theo từng vùng, miền; đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là căn cứ để quy hoạch, định hướng chuyên môn hoá sản xuất dựa trên thế mạnh của mỗi vùng.

Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên gây khó khăn đến sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng có thiên tai khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế, vì vậy đòi hỏi các vùng cần liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.

Câu 3. Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đến phát triển kinh tế – xã hội

Ảnh hưởng

Thuận lợi

Khó khăn

Vùng biển và thềm lục địa

...................................................

...................................................

...................................................

...................................................

Vùng đồng bằng

...................................................

...................................................

Vùng đồi núi

...................................................

...................................................

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng

Thuận lợi

Khó khăn

Vùng biển và thềm lục địa

Phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt hải sản, du lịch, tài nguyên khoáng sản biển, …

Bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên tai như bão, sóng thần.

Vùng đồng bằng

Phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào mùa mưa.

Vùng đồi núi

Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng. Xây dựng các nhà máy thủy điện. Phát triển du lịch sinh thái. Khai thác các loại khoáng sản như than, sắt.

Giao thông khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế - xã hội.

Dễ xảy ra sạt lở đất, đặc biệt vào mùa mưa.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😝😝😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 10:58 24/03
    • Ma Kết
      Ma Kết

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 10:58 24/03
      • ebe_Yumi
        ebe_Yumi

        🥴🥴🥴🥴🥴🥴🥴

        Thích Phản hồi 11:00 24/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm
        Chia sẻ
        Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
        Mã QR Code
        Đóng