Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 1: Tôi và các bạn
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 1
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 1: Tôi và các bạn là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1 hay Nhóm Sách Kết nối Tri thức với cuộc sống: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
TÔI VÀ CÁC BẠN
Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng,rõ rằng một VB tự sự đơn giản,người viết tự giới thiệu về minh; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận tử tranh được quan sát.
Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc:hon thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh,về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học.
Phát triển phẩm chất và năng lực chung:tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết tự giới thiệu về mình; nội dung của VB Tôi là học sinh lớp 1 (lời kể của cậu bé Nam, nói về bản thân mình từ ngày đi học đến nay) –
- GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiều người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS (mắt nhìn vào người đối thoại, gương mặt tươi cười, biểu cảm tự tin, nói năng mạch lạc,...).
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (đồng phục, hãnh diện, chững chạc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
- GV nắm được những thay đổi chung về tâm sinh lí của HS lớp 1 từ ngày bắt đầu khai giàng đến hết học kì I. Quan sát kĩ từng em để thấy được sự tiến bộ ở từng cá nhân, để giúp các em nói về bản thân trước lớp theo yêu cầu bài học. Qua đó, GV có biện pháp khích lệ, giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân.
3. Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể sưu tầm những clip giới thiệu về bản thân của HS tiểu học để trình chiểu trước lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. | |
+ GV yêu cầu HS nói về những điều các em thích hoặc không thích từ khi đi học đến nay qua các câu hỏi giúp HS nói được nhiều hơn về bản thân, về sở thích, mong ước cá nhân : Các em đã học một học kì, các em thấy đi học có vui không? Em thân nhất với bạn nào trong lớp; Đồ ăn ở trường có ngon không? Em thích nhất món nào?; Đi học mang lại cho em những gì? Em có thay đổi gì so với đầu năm học: Em không thích điều gì ở trường... (Có thể chiếu clip về những đoạn giới thiệu bản thân của HS lớp 1 mà GV đã chuẩn bị). + GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài đọc Tổi là học sinh lớp 1 | + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi, Các HS khác có thể nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác, |
2. Đọc | |
GV đọc mẫu toàn VB. HS đọc câu. +. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (hãnh diện, truyện tranh,...). +. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Tôi tên là Nam, / học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn,...) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến hãnh diện lãi, đoạn 2: phần còn lại. +. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào, chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn). - HS và GV đọc toàn VB. GV lưu ý HS khi đọc văn bản, hãy " nhập vai ” coi mình là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi | + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2 - HS đánh dấu đoạn đã chia + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt + HS đọc đoạn theo nhóm. +1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi | |
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi a. Bạn Nam học lớp mấy? b. Hồi đầu năm, Nam học gì? c. Bây giờ, Nam biết làm gì? - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Nam học lớp 1; b. Hồi đầu năm học, Na mới bắt đầu học chữ cái; c. Bây giờ, Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán.) | - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. |
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 | |
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Nam học lớp 1.) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu (đồng thời cũng là tên riêng); đặt dấu chấm cuối cầu. GV hướng dẫn HS tô chữ V viết hoa, sau đó viết cấu vào vở. Khi viết câu, GV cho HS tự chọn viết chữ N viết hoa hoặc chữ in hoa (mẫu chữ in hoa, xem ở phấn đấu vở Tập viết). Nên khuyến khích HS viết chữ in hoa cho đơn giản. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS | HS quan sát và viết câu trả lời vào vở HS viết theo hướng dẫn |
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở | |
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS | - HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu - Một số nhóm trình bày kết quả - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở |
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh | |
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dung các từ ngữ đã gợi ý - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh, (VD: tranh 1, có thể nói: Các bạn chơi đá bóng rất hào hứng / Em rất thích chơi đã bỏng cùng các bạn; tranh 2: Em thích đọc sách Đọc sách rất thú vị,...) - HS và GV nhận xét. | - HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dung các từ ngữ đã gợi ý - HS trình bày kết quả nói theo tranh |
Tiết 4 | |
7. Nghe viết | |
- GV đọc to cả hai câu (Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toăn nữa.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: + Viết lũi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: truyện tranh, làm, nữa - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả: + GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. (Nai đã đọc được truyện tranh./. Nam còn biết làm toán nữa.). + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. | HS chú ý HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách HS viết + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. |
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa | |
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ. - GV yêu cầu một số (3 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - GV yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. | HS làm việc nhóm đối để tìm những chữ phù hợp HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng) HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần |
9. Chọn ý phù hợp để nói về bản thân em | |
- Đây là phần luyện nói theo những gợi ý cho sẵn. - GV giải thích. VD: Từ khi đi học lớp 1, em thức dậy sớm hơn,... HS đọc thầm các nội dung trong SGK, sau đó thảo luận nhóm. GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. | HS tự chọn các ý đúng với bản thân và nói lại câu hoàn chỉnh với các bạn (không cần phải lấy tất cả các ý) HS trình bày trước lớp. |
10. Củng cố | |
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) |
Bài 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng,rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, cổ dẫn trực tiếp lời nhân vật; đọc đúng các vấn đây, oang, 1 / yt và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.
Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc;hoàn thiện cảu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện;nghe viết một đoạn ngắn.
Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
Phát triển phẩm chất và năng lực chung:tự tin vào chính mình,khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của VB (truyện có dân trực tiếp lời nhân vật); nội dung của VB Đôi tai xấu xỉ, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện. GV nắm được đặc điểm phát âm và cấu tạo của các vần tây, oang, tuyt; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (động viên, quên khuấy, suyt, tấm tắc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
- GV hiểu được vẻ ngoài không bình thường (thậm chí xấu xí) của một số động vật và vai trò của điểm khác thường đó. Chẳng hạn: Cải bướu của lạc đà và chức năng dự trữ năng lượng; cái sửng lớn, sắc nhọn của tê giác và vai trò làm vũ khí tấn công kẻ thù; cải túi của kang - gu - ru như cái nôi bảo vệ an toàn cho đàn con cái túi cổ họng của bồ nông, nơi chứa đựng thức ăn và nước uống; cải cổ dài quả cỡ của hươu cao cổ giúp nó có thể ăn được là cây keo ở độ cao mà hầu hết động vật ăn cỏ khác không thể với tới.
- GV hiểu tập tính của mèo để hướng dẫn HS làm bài tập hoàn thiện câu bằng cách chọn từ ngữ trong khung điền vào chỗ trống. (Tai của mèo có 30 cơ khác nhau, cho phép xoay theo nhiều hướng khác nhau. Khi nghe ẳm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng phát ra âm thanh hoặc dựng hẳn lên.
3. Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động | |
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đỏ. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm về điểm đặc biệt của mỗi Con vật trong tranh + GV gọi một số (2 - 3) HS trình bày kết quả trước lớp. + GV và HS thống nhất câu trả lời. GV dẫn vào bài đọc Đôi tai xấu xí. - GV cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của VB - GV: Các em nhìn tranh và thói xem đôi tai xấu xí là của ai. GV: Các em có nghĩ là đội tại của thỏ con thực sự xấu không? GV: Vì sao các em nghĩ vậy? | HS thực hiện HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm về điểm đặc biệt của mỗi Con vật trong tranh HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán HS: Đôi tai xấu xí là của thỏ con. HS: Có. Không HS:... |
2. Đọc | |
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới. + GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng văn và từ ngữ chửa vần đó - HS đọc theo đồng thanh + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS đọc câu. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ tuy không chứa vẫn mới nhưng có thể khó đối với HS. + Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Một lần, / thỏ và các bạn đi chơi xa, quên khuấy đường về.) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến rất đẹp, đoạn 2: từ Một lần đến thật tuyệt, đoạn 3: phần còn lại). + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (động viên: làm cho người khác vui lên; qền khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến nữa; suyt; tiếng nói có thể kèm theo cử chỉ để nhắc người khác im lặng; tấm tắc: luôn miệng khen ngợi). + HS đọc đoạn theo nhóm. - HS và GV đọc toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. | + HS làm việc nhóm đối để tìm từ ngữ có tiếng chữa vần mới trong VB: uây, uang uyt (quên khuây, hoảng sợ, …). HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. HS đọc nối tiếp từng đoạn + 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi | |
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. a Vì sao thỏ buồn? b. Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? c. Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời, (a. Thỏ buồn vì bị bạn bè chế đôi tai vừa dài vừa to; b. Trong lần đi chơi xa, thỏ và các bạn đã quên khuấy đường về; c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thỉnh của thỏ) | - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. - đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. |
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 | |
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đội tại thỉnh của thỏ.) GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. | HS quan sát và viết câu trả lời vào vở |
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở | |
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn chinh. (Chú mèo dòng tai nghe tiếng chít chit của lũ chuột.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS | HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở |
6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Đôi tai xấu xí | |
GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích tranh, tìm những ý trong câu chuyện tương ứng với mỗi tranh. Lưu ý HS dùng các từ ngữ động viên, quên khuấy, tấm tắc khi kể lại truyện. - GV hướng dẫn HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện. - GV và HS khác nhận xét. đúng tư thế, cân bút da | HS kể nối tiếp theo từng tranh. Chủ ở ngữ điệu, cử chỉ khi kể. HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện: 1 HS là người dẫn chuyện, 1HS là thỏ con, 1HS là thỏ bú, 1HS là bạn của thỏ |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết | |
GV đọc to hai câu. (Các bạn cùng thỏ đi theo hướng có tiếng gọi. Cả nhóm về được nhà.) GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lủi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: hướng, tiếng được. Và GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng cầu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ (Các bạn cũng thỏ đi theo hướng có tiếng gọi. Cả nhóm / về được nhà.). Mỗi cụm tử đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả cầu và yêu cầu HS rà soát lỗi. + GV kiểm tra bài viết và nhận xét bài của một số HS. | HS chú ý HS viết + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. |
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Đôi tai xấu xỉ từ ngữ có tiếng chửa vần uyt, it, uyêt, iêt | |
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng - Một số (2 – 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thành một số lần. | - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chửa các vấn uyt, it, uyêt, iêt. |
9. Về con vật em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em về | |
- GV hướng dẫn HS vẽ vào vở. Lưu ý HS vẽ điểm đặc trưng, dễ nhận diện con vật. VD: ria (mèo), cảnh (chim), sừng trâu), mõm (lợn), vòi voi),... HS đặt tên cho bức tranh vừa vẽ. (Gợi ý: Mèo Tôm, Cún Bông, Chủ Voi con,... Bạn của tôi, Dũng sĩ diệt chuột, Người giữ nhà...). - GV cho HS trao đổi sản phẩm để xem và nhận xét vẽ tranh và tên bức tranh mà bạn dā dāt. | HS vẽ và đặt tên HS trao đổi sản phẩm để xem và nhận xét vẽ tranh và tên bức tranh mà bạn dā dāt. |
10. Củng cố | |
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS | - HS tóm tắt - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). |
...............
Mời các bạn kéo xuống nhấn vào nút "Tải về" để xem toàn bộ bài viết!
- Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
- Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
Ngoài Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách kết nối chủ đề 1: Tôi và các bạn trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.