Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 13

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương. Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Bài giải:

- Xây dựnh đường nông thôn

- Cải thiện đường thôn, lối xớm

- Biện pháp kế hoạch hóa,.....

Tất cả các hoạt động đều tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội.

KHÁM PHÁ

1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

a. Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gua quản lí nhà nước và xã hội.

b. Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3.

Bài giải:

a. Một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gua quản lí nhà nước và xã hội:

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng.

b. Nhân dân tham gia góp ý cho bản Dự thửo sửa đổi hiến pháp năm 1992.

Góp ý kiến xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.

Nhân dân đủ 18 tuổi bầu cử đại diện hội đồng nhân dân cấp xã.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

a. Theo em, trong trường hợp 1, việc ông T chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghãi vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Hậu quả của việc làm đó là gì?

b. Em hãy nhận xét hành vi của anh H và M trong trường hợp 2.

c. Hãy chia sẻ hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghãi vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà em biết.

Bài giải:

a. Việc ông T chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Hậu quả của việc đó là:

- Phía cơ quan nhà nước: Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí, của nhà nước.

- Phía công dân: Không thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

b. Hành vi của anh H thể hiện bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của công dân còn anh M thì không.

c. Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụu của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lí nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tùy theo tính chấtm mực độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội? Vì sao?

a. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

b. Quyền bỏ khiếu khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

c. Quyền được sống.

d. Quyền bàn bạc các vấn đề quan trọng của địa phương.

e. Quyền tiếp cận thông tin, tự do, lập hội.

g. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Bài giải:

Ý kiến không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội: c, e, g

Câu hỏi 2

Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

a. Chị H tích cực tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

b. Anh P đã viết bài nói xấu chính quyền xã Q

c, Ông V đã tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của anh D là Bí thư chi bộ thôn đến Ủy ban nhân dân xã X

d. Bà G luôn tham gia các cuộc hợp nhưng từ chối biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.

Bài giải:

Hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội: a, c, d.

Vì mọi công dân đều tham gia và công cuộc ý kiến đóng góp vào nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 3

Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở những trường hợp dưới đây là gì?

a. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.

b. Chính quyền xã N không triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.

c. Anh D từ chối không tham gia góp ý cho bản hương ước xây dựng nông thôn mới của nông thôn.

d. Ông T là chủ tịch xã X đã quyết định mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương dù vẫn còn có ý kiến không nhất trí của nhân dân.

Bài giải:

- Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

- Phía cơ quan nhà nước: Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí, của nhà nước.

- Phía công dân: Không thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Câu hỏi 4:

a. Em hãy nhận xét hành vi của T và ý kiến của P.

b. Nếu là T em sẽ làm gì để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Bài giải:

a. Hành vi của T thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân còn ý kiến của P thì em không đồng ý.

b. Nếu là T em sẽ nói cho P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu hỏi 5:

a. Em hãy nhận xét hành vi của lãnh đạo A, anh Q và mọi người trong thôn.

b. Theo em, xã của anh Q nên làm gì để mọi người trong thôn thực hiện được quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Bài giải:

a. Hành vi của lãnh đạo A, anh Q và mọi người trong thôn đều đang thể hiện hậu quả của việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nên đã dẫn tới hậu quả của bên phía nhà nước và công dân.

b. Xã của anh Q nên tố cáo hành vi làm việc không trách nhiệm của vị lãnh đạo đồng thời khuyên nhủ với công dân để họ không bị hoang mang hoặc bị kích động bởi thế lực thù địch.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1

Em hãy viết một bài tuyên truyền (khoảng 10 đến 15 dòng) về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội và chia sẻ với mọi người

Bài giải:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Tuyên truyền để ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của nhân dân là một vấn đề cốt lõi.

Ngày nay việc giữ gìn vệ sinh môi trường đang trong tình trạng báo động. Môi trường lâu nay đang có sự “ô nhiễm” mà đối tượng gây ô nhiễm môi trường biển không ai khác chính là con người chúng ta. Thế nhưng, một số người lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Chính những thành phần này cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Dẫu biết rằng,việc tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị và thông tin. Song, ở những khu vực hay bị ô nhiễm như khu vực nuôi thủy sản, khu công nghiệp lớn, khu đông dân cư người dân vứt rác bừa bãi, vứt rác một cách thiếu ý thức, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất phổ biến. Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Đa số mọi người nghĩ rằng, những nơi công cộng không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp hay suy nghỉ một cách thiển cận rằng thải xuống biển thì biển cuốn đi không tồn đọng chổ mình ở là được. Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các nơi công cộng. Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền, vận động, hợp đồng với người lao động thu gom rác vào những buổi sáng hay có những buổi lao động công ích từ các ban, ngành, đoàn thể của địa phương nhưng vẫn không thể nào giữ cho môi trường biển luôn trong - sạch - đẹp. Đây chỉ là những ví dụ điển hình, bề nổi đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường, trên thực tế có những hoạt động của chúng ta vì nhiều lý do vô tình hay cố ý cũng đã ảnh hưởng đến môi trường.

Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay. Vì vậy mỗii người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ những thứ do mình thải ra. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường biển trong – xanh – sạch – đẹp.

Câu hỏi 2

Em hãy kể về một số trường hợp công dân tích cực thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, từ đó liên hệ đến bản thân

Bài giải:

Trong công cuộc xây dựng thôn xóm, nhân dân giám sát và hỗ trợ nhà nước trong xây dựng

Tu sửa nghĩa trang

Xây dựng nông thôn mới.

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm