Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 9

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 9: Văn hóa tiêu dùng được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

Mở đầu trang 59 KTPL 11

Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tết Nguyên đán của Việt Nam được ví như ngày hội mua sắm của người Việt. Không biết tự bao giờ, dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền vào nhiều nhóm sản phẩm, như: quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,...

- Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như: lương thực (gạo tẻ ngon, gạo nếp, đỗ xanh,...), thực phẩm tươi sống (gà ta, thịt lợn, thịt bò,...) và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp,...

- Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày, chơi hoa cây cảnh, bày mâm ngũ quả là những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Song, giữa các vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt nhât định. Ví dụ như:

+ Hầu hết các gia đình ở miền Bắc thường bày mâm ngũ quả, gồm: chuối xanh, bưởi (hoặc) phật thủ; quất cảnh; dứa, hồng,… trang trí nhà cửa với với các loại cây cảnh như: đào, quất,… Mâm cỗ truyền thống với các món như: bánh chưng, gà luộc; canh măng hầm chân giò; canh bóng thả; thịt đông; giò lụa, chả quế; nem rán; dưa hành…

+ Với phần lớn các gia đình ở miền Nam, mâm ngũ quả được bày biện với các loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… trang trí nhà cửa với hoa mai, cúc vạn thọ,… Những món ăn không thể thiếu là: bánh tét, thịt kho tàu; canh khổ qua,…

- Trên phạm vi cả nước, hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết nên những ngày trước Tết không khí mua sắm rất nhộn nhịp.

1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 60 KTPL 11

a) Em hãy cho biết mỗi hình ảnh và trường hợp trên đề cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm nào?

Câu hỏi trang 60 KTPL 11

Lời giải:

- Hình ảnh 1: tiêu dùng sản phẩm thực phẩm

- Hình ảnh 2: tiêu dùng sản phẩm năng lượng (điện Mặt Trời).

- Trường hợp: tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, như: năng lượng xanh, sản phẩm tái chế, nông sản sạch,…

Câu hỏi trang 60 KTPL 11

b) Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

Câu hỏi trang 60 KTPL 11

Lời giải:

Tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể:

+ Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

+ Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

2. Văn hóa tiêu dùng và vai trò của văn hóa tiêu dùng

Câu hỏi trang 61 KTPL 11

a) Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện như thế nào ở thông tin trên.

Câu hỏi trang 61 KTPL 11

Lời giải:

Giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện qua đoạn thông tin trên là:

- Ở Nhật Bản: trong ba ngày đầu năm, người Nhật thường ăn các món như: trứng cá trích, rong biển, bánh cá, khoai lang nghiền, hạt dẻ... Trong đó, không thể thiếu món súp bánh gạo - món ăn cầu mong sự tốt lành.

- Ở Hàn Quốc: trong lễ mừng năm mới, mọi người mặc Hanbok; các món ăn truyền thống, gồm: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau, sườn lợn sốt, bánh quy truyền thống, hoa quả,...

- Ở Việt Nam: trong dịp tết Nguyên đán, người Việt thường gói bánh chưng, bánh dày,...

Câu hỏi trang 61 KTPL 11

b) Em hãy làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng được thể hiện ở mỗi thông tin và trường hợp trên.

Câu hỏi trang 61 KTPL 11

Lời giải:

Vai trò của văn hóa tiêu dùng trong mỗi thông tin và trường hợp

- Đoạn thông tin trên phản ánh: văn hóa tiêu dùng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

- Trường hợp 1 phản ánh: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (thông qua việc: tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng).

- Trường hợp 2 phản ánh: Văn hóa tiêu dùng góp phần định hướng cho sản xuất và thay đổi phong cách tiêu dùng. Cụ thể: trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; từ đó, các doanh nghiệp cũng thay đổi định hướng, tập trung sản xuất các sản phẩm có yếu rố “xanh” và”bền vững”.

- Trường hợp 3 phản ánh: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế về giá bán sản phẩm (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm).

3. Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

Câu hỏi trang 63 KTPL 11

a) Em hãy cho biết những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng nào?

Câu hỏi trang 63 KTPL 11

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Hình ảnh và đoạn thông tin phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam có tính kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Trường hợp 1 phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính hợp lí: người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

- Trường hợp 2 phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại: thói quen, hình thức, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

♦ Yêu cầu b) Ngoài những đặc điểm trên, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn đặc điểm là: hướng tới những giá trị tốt đẹp (tính giá trị).

Câu hỏi trang 63 KTPL 11

b) Ngoài những đặc điểm trên, theo em, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm nào?

Câu hỏi trang 63 KTPL 11

Lời giải:

Ngoài những đặc điểm trên, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn đặc điểm là: hướng tới những giá trị tốt đẹp (tính giá trị).

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

a) Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

Lời giải:

- Đoạn thông tin đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: nhà nước Việt Nam.

- Trường hợp 1 đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: doanh nghiệp.

- Trường hợp 2 đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: người tiêu dùng.

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

b) Theo em, mỗi biện pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam? Ngoài những biện pháp trên, em hãy kể tên một số biện pháp khác nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

Lời giải:

- Nhận xét về vai trò của các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của các chủ thể qua đoạn thông tin, trường hợp 1 và trường hợp 2:

+ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã: khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

+ Các biện pháp của doanh nghiệp X đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam.

+ Bạn thân của bạn H đã có hành vi tiêu dùng phù hợp, góp phần: thể hiện niềm tự hào và sự tôn vinh đối với các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

- Một số biện pháp khác để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam là:

+ Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về tập quán, thói quen tiêu dùng truyền thống và chủ động đón đầu những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam; trên cơ sở đó để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

+ Người tiêu dùng cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen, hành vi tiêu dùng thông minh, hợp lí, hướng tới những giá trị tốt đẹp.

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

c) Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn của H, em sẽ đưa ra lời khuyên cho H như thế nào?

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

Lời giải:

- Hành vi tiêu dùng của bạn H chưa phù hợp.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H:

+ Nên cân nhắc, lựa chọn kĩ các sản phẩm trước khi quyết định mua, đặc biệt là các sản phẩm đắt tiền để tránh lãng phí.

+ Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

+ Xây dựng những thói quen cho tiêu hợp lí, ví dụ như: chỉ mua những hàng hóa thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân; chỉ nên mua trang phục, giày dép với lượng vừa đủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí…

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

d) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

Câu hỏi trang 64 KTPL 11

Lời giải:

Là học sinh, để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, em cần:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng;

+ Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước;

+ Học tập văn hóa tiêu dùng văn minh;

+ Tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 65 KTPL 11

Theo em, hành vi tiêu dùng của chủ thể nào dưới đây là hành vi tiêu dùng có văn hóa? Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên ứng xử như thế nào?

A. Vào dịp Tết, nhiều gia đình luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam, từ việc nấu các món ăn truyền thống đến trang trí hoa đào, hoa mai ngày Tết.

B. Bạn X thường sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường.

C. Chị P thường mua nhiều hàng hóa, dịch vụ vì cho rằng việc làm này sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. Anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam.

E. Các thành viên trong gia đình bạn M luôn ăn mặc giản dị, tránh xa hoa, lãng phí.

Lời giải:

- Những trường hợp thể hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa là:

+ Trường hợp A. Vào dịp Tết, nhiều gia đình luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam…

+ Trường hợp B. Bạn X sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường.

+ Trường hợp D. Anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam.

+ Trường hợp E. Các thành viên trong gia đình bạn M luôn ăn mặc giản dị, tránh xa hoa, lãng phí.

- Trường hợp C (chị P thường mua nhiều hàng hóa, dịch vụ…) không phải là hành vi tiêu dùng có văn hóa, vì: việc mua nhiều hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với nhu cầu sử dụng là biểu hiện của sự lãng phí.

- Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên tỏ thái độ: phê phán, không đồng tình, góp ý để các chủ thể thực hiện hành vi đó có thể sửa chữa, thay đổi.

Luyện tập 2 trang 65 KTPL 11

Em hãy liệt kê một vài sản phẩm xanh, sạch mà em biết và làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng sản phẩm đó.

Lời giải:

- Một số sản phẩm xanh, sạch là:

+ Ống hút được làm từ các nguyên liệu như: giấy, bột gạo, thân cây sậy, tre,…

+ Các sản phẩm nông sản hữu cơ;

+ Các loại năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời; năng lượng thủy triều,…

+ Vải được làm từ các nguyên liệu như: sợi lá dứa, bã cà phê,…

- Việc người tiêu dùng tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh, sạch đã thúc đẩy các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng tới việc sản xuất ra những sản phẩm có yếu tố “xanh”, “bền vững” và thân thiện với môi trường.

Luyện tập 3 trang 65 KTPL 11

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

- Trường hợp A. Thấy nông sản của các bà con nông dân trong vùng tiêu thụ rất khó khăn, một số cá nhân đã tích cực tham gia giải cứu để chia sẻ sự vất vả với các hộ nông dân. Biết điều này, X đã vận động bạn bè trong lớp mua ủng hộ bà con.

- Trường hợp B. Nhà trường vận động học sinh tham gia phong trào tiêu dùng xanh, tiêu dùng an toàn sức khỏe.

Lời giải:

- Trong trường hợp A. Đồng tình với hành động của bạn X. Vì: hành động này đã giúp đỡ phần nào, giúp bà con nông dân vơi đi khó khăn; mặt khác, đây cũng là hành vi tiêu dùng có văn hóa, thể hiện tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam (cụ thể: tinh thần nhân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là một trong những bản sắc của văn hóa Việt Nam).

- Trong trường hợp B. Đồng tình với hành động của nhà trường. Vì: tiêu dùng xanh, tiêu dùng an toàn sức khỏe là hành vi tiêu dùng có văn hóa, thể hiện tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Hành vi này cũng đem lại nhiều lợi ích cho bản thân người tiêu dùng và doanh nghiệp, cùng cộng đồng xã hội.

Luyện tập 4 trang 65 KTPL 11

Em hãy liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

Lời giải:

- Một số hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh:

+ Mua quá nhiều hàng hóa/ dịch vụ trong khi không có/có ít nhu cầu sử dụng.

+ Thói quen “sính dùng hàng ngoại” để thể hiện “đẳng cấp”.

+ Tiêu dùng nhiều các mặt hàng: thức ăn nhanh; đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trên vỉa hè, lề đường, cổng trường,… (ví dụ: xúc xích, cá viên chiên, bánh tráng trộn,…)

- Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền, giáo dục để các bạn học sinh nâng cao nhận thức trong việc tiêu dùng có văn hóa; cân nhắc, lựa chọn sản phẩm tiêu dùng phù hợp, đảm bảo sức khỏe…

+ Mỗi bạn học sinh cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen tiêu dùng hợp lí, ví dụ như: chỉ mua những mặt hàng cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng và trong khả năng chi trả của bản thân; ưu tiên sử dụng các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam,…

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 65 KTPL 11

Em hãy cùng bạn xây dựng một sản phẩm để tuyên truyền, quảng bá các hàng hóa Việt Nam chất lượng cao được sản xuất ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Quảng bá về sản phẩm ống hút cỏ

Vận dụng 1 trang 65 KTPL 11

Vận dụng 2 trang 65 KTPL 11

Em hãy viết bài để phê phán các biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng và tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo: phê phán về hành vi “tiêu dùng thái quá”, gây lãng phí và gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường

Tiêu dùng thái quá, hay nói cách khác, sự phát triển về mọi mặt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, bên cạnh việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế, lại gián tiếp hủy hoại môi trường.

Chẳng hạn, khi người ta hào hứng với những con số tăng trưởng của thị trường viễn thông, của số điện thoại trên đầu người, của sự đóng góp lĩnh vực này vào GDP, rất ít người đặt câu hỏi với các nhà sản xuất, để sản xuất ra hàng triệu chiếc điện thoại “đời mới” họ đã sử dụng bao nhiêu m3 nước sạch, tiêu tốn bao nhiêu năng lượng, sử dụng bao nhiêu nguyên liệu và thải ra bao nhiêu tấn chất độc hại? Điều này chắc chắn các nhà sản xuất dễ “lờ” đi. Họ lại càng không muốn đề cập đến câu chuyện tiếp theo sau sử dụng là hàng triệu chiếc điện thoại đời cũ bị vứt bỏ sẽ tạo nên bao nhiêu tấn chất thải độc hại nữa?!!!

Đó mới chỉ là câu chuyện của thời trang và chiếc điện thoại nhỏ bé. Còn với những chiếc xe hơi - biểu tượng của nền kinh tế phát triển - thì sự tàn phá sẽ tăng gấp hàng bao nhiêu lần? Từ khi sản xuất, đến khi sử dụng, rồi cuối cùng là vào bãi rác, chiếc xe luôn luôn phá hoại môi trường. Người ta đã nói khá nhiều về phát triển bền vững nhưng nói chỉ cho có, bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn tỏ ra mạnh hơn việc bảo vệ môi trường, nhất là đối với các nước đang đặt mục tiêu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tăng trưởng kinh tế hầu như đồng nghĩa với hủy hoại môi trường, kể cả khi các doanh nghiệp và người dân có ý thức bảo vệ môi trường ở mức cao nhất. Mỗi kWh điện được tiêu thụ đồng nghĩa với một lượng nhiên liệu bị đốt cháy và một lượng khí CO2 được tung vào khí quyển từ các nhà máy nhiệt điện. Mỗi sản phẩm được tiêu dùng đồng nghĩa với một lượng tài nguyên bị khai thác, trong đó, có nhiều tài nguyên không thể tái tạo, và một lượng chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.

Nếu đó là sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống thì còn có thể biện minh cho cái giá phải trả. Tuy vậy, động cơ lợi nhuận đã đẩy guồng máy kinh tế chạy hết tốc lực, đồng thời, tạo ra một xã hội tiêu thụ mà phần lớn hàng hóa được tiêu dùng một cách hết sức lãng phí.

Chạy theo các sản phẩm mới là một kiểu lãng phí. Dùng xe hơi phân khối lớn để đi lại trong thành phố đông đúc, nơi chỉ có thể nhích từng bước là một kiểu lãng phí khác.

Bây giờ, xu hướng hàng hóa dùng một lần rồi bỏ. Đó cũng là một kiểu lãng phí. Hơn 100 năm trước, King Gillette với ý tưởng sản xuất ra những đồ vật dùng một vài lần rồi vứt đi để mua cái mới đã đưa ông lên đỉnh cao của sự giàu có, được thế giới ca tụng. Nhưng đến hôm nay, với những người bảo vệ môi trường, điều đó lại đứng vào hàng thủ phạm phá hoại môi trường hàng đầu.

Tiêu dùng vô độ không chỉ sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, mà sự tiêu thụ ấy còn gây ô nhiễm môi trường sống. Sự thái quá này, nói hình ảnh, con người “càng xài sang càng tự đầu độc mình”.

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 9: Văn hóa tiêu dùng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm