Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 21

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

MỞ ĐẦU

Em hãy cho biết hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về tín ngưỡng đó.

Bài giải:

Hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng..

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

a. Từ thông tin 1, 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên?

b. Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích gì?

Bài giải:

a. Từ thông tin 1, 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mọi người có quyền bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

b. Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích tạo điều kiện cho mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mọi người có quyền bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

a. Dựa vào thông tin, em hãy cho biết các hành vi không thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong mỗi trường hợp trên.

b. Theo em, các hành vi vi phạm nêu trên có thể gây ra những hậu quả gì và có thể xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

Bài giải:

a. Các hành vi không thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong mỗi trường hợp trên:

- Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lập diễn đàn, hội nhóm trên các trang mạng nhằm thu lợi bất chính.

- Giới thiệu một số thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng... không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

b. Các hành vi vi phạm nêu trên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động đối quản lí nhà nước, có thể xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường, gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên. Theo em, những việc làm thế nào thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

b. Nếu là M trong tình huống trên, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

c. Em hãy nhận xét suy nghĩ của M. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa cụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Bài giải:

a. Theo em, những việc làm thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

- H có ý thức được việc thờ cúng tổ tiên là phong tục được giữ gìn và lưu truyền....

- Tổ chức đi tham quan một cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử văn hóa

b. Nếu là M trong tình huống trên, em sẽ nói cho các bạn hiểu về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và trách nhiệm của mọi công dân tìm hiểu tích cực, tìm hiểu các nội dung về vấn đề đó để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

c. Nếu là bạn của M, em nói cho bạn biết không nên phân biệt đối xử hay những hoạt động với các bạn khác tôn giáo hành động của M như vậy là không đúng vì theo pháp luật, nhà nước, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và theo tôn giáo mình thích để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa cụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là nghĩa vụ của mỗi công dân.

b. Mỗi người chỉ được theo một tín ngưỡng hoặc tham gia một tôn giáo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ ....

c. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật...

d. Công dân được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.

Bài giải:

- Em đồng ý với nhận định: a, b, c.

- Em không đồng ý với nhận định: d.

Vì mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo.Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

Câu hỏi 2

Theo em, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Theo em, các hành vi đó có thể dẫn đến hậu qủa gì?

a. Anh H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh cho ...

b. Chị P là tín đồ tôn giáo thực hiện tốt cả việc đạo và việc ssoiwf, luôn tuân thử và chấp hành tốt....

c. Bố mẹ T ép buộc T phải theo một tôn giáo mà gia đình đang theo.

d. Khi biết gia đình chị H theo tôn giáo, gia đình bà B đã tìm cách ngăn cản con trai mình kết hôn với chị H

e. Chị N và anh G cùng tốt nghiệp một trường đại học, cả hai đều có đuẻ điều kiện và đạt yêu cầu tuyển dụng của Công ty K.....

Bài giải:

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo: a, c, d, e.

- Các hành vi đó có thể dẫn đến hậu qủa nghiêm trọng đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động đối quản lí nhà nước, có thể xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường, gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

Câu hỏi 3

Em hãy nêu những việc làm, những việc không nên làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Bài giải:

Những việc nên làm: không phân biệt tôn giáo khác, không lôi kéo, dụ dỗ theo tôn giáo mình mong muốn. Tích cực học tập tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Những việc không nên làm: lôi kéo, dụ dỗ theo tôn giáo khác, lợi dụng tôn giáo nói xấu về tôn giáo khác hay trục lợi cá nhân,....

Câu hỏi 4

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 21

Bài giải:

a. Nếu là người dân xã X, em sẽ tố cáo hành vi lôi kéo dụ dỗ của nhóm người này vì lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng mà đã làm mất đi tình đoàn kết của tỉnh H

b. Nếu là B em sẽ tố cáo hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo với công an để xử phạt hành vi sai trái của hành xóm.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1

Em hãy kể về một việc làm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà em biết hoặc chứng kiến và rút ra bài học cho bản thân

Bài giải:

Khi thấy các bạn cùng nhau thảo luận về tín ngưỡng đức phật thì các bạn theo tôn giáo khác cùng tham gia tìm hiểu không buông lời chê bai hay ghét bỏ.

Câu hỏi 2

Em hãy viết bài vẽ tranh thiết kế đồ họa thông tin có nội dung tuyên truyền về Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo năm 2016

Bài giải:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 21

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm