Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 17

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

MỞ ĐẦU

Em hãy cùng các bạn tham gia cùng các bạn trò chơi "Ai nhanh hơn". Nêu những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Bài giải:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Pháp luật quy định về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Quyền sống

Quyền tự do ngôn luận

Quyền hạnh phúc.....

KHÁM PHÁ

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

a. Thông tin về quy định của Hiến pháp, trong các tình huống trên, theo em quyền nào của công dân bị vi phạm. Vì sao?

b. Em còn biết những hành vi đúng, sai nào khác trong việc bắt và giam giữ người? Vì sao?

Bài giải:

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Vì không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép.

b. Những hành vi đúng, sai nào khác trong việc bắt và giam giữ người:

- Đúng: Bắt giữ đối tượng phạm pháp có quyết định từ tòa án, công an,...

- Sai: Khi tự ý bắt giữ người khác không theo quyết định của pháp luật mà tự ý bắt, nhốt người,...

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

a. Từ thông tin 1 và 3, theo em trong tình huống 1, anh S đã xâm phạm quyền nào của anh Q?

b. Từ thông tin 2, em hãy cho biết trong tình huống 2, chị M đã xâm phạm đến quyền nào của chị N? Chị N có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

Bài giải:

a. Anh S đã xâm phạm quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của anh Q

b. Chị M đã xam phạm đến quyền danh dự và nhân phẩm của chị N.

Chị N có thể báo lên cơ quan chức năng để bảo về quyền của mình.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

a. Trong thông tin trên theo em, hành vi vi phạm có thể gây ra những hậu quả gì? Trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng đối với hành vi vi phạm?

b. Từ trường hợp trên, em hãy cho biết hậu quả nào đã xảy ra đối với hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H.

Bài giải:

a. Hành vi vi phạm có thể gây ra những hậu quả: ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, nhân phẩm của người khác.

Trách nhiệm pháp lí trước pháp luật đối vối hành vi vi phạm của mình.

b. Hậu quả đã xảy ra đối với các hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H là ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của chị H.

4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Em nhận xét như thế nào về cách thực hiện trách nhiệm của các bạn trong trường hợp trên?

Bài giải:

Trách nhiệm của các bạn trong trường hợp trên một số bạn đúng khi nhắc nhở Vvì đã xâm phạm đến danh dự của bạn Q nhưng một số bạn thờ ơ thì đây là hành vi tiếp tay cho việc làm sia của bạn Q.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác? Vì sao?

a. Chê bai người khác trước bạn bè.

b. Trách bạn không cho mình nhìn bài kiểm tra.

c. Nói xâu, xúc phạm người khác trước mặt nhiều người.

d. Phê phán người khác trong cuộc hợp.

Bài giải:

Hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác: a, c.

Vì không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên hành vi cố tình gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu hỏi 2

Công ty K kí hợp đồng thuê nhà ông H làm văn phòng làm việc, trong đó thỏa thuận tiền thuê mỗi quý được trả vào ngày mùng 5 tháng đầu tiên của quý. Đã quá hạn nhưng Công ty K vẫn không trả tiền cho ông H, với lí do công ty công ty đang khó khăn về tài chính. Đòi tiền không được, ông H khóa cửa nhà lại, nhốt 5 người của công ty đang ở trong phòng làm việc. 3 giờ sau, mọi người trong nhà mới được giải thoát, nhờ sự can thiệp của Công an phường.

Theo em, ông H có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?

Bài giải:

Theo em, ông H có vi phạm pháp luật.

Vi phạm vào quyền lợi của gia đình ông H khi đã kí kết hợp đồng nhưng đã không thực hiện đúng lời hứa với gia đình nhà ông H

Câu hỏi 3

Trong trường hợp kinh doanh mĩ phẩm, Q có bất đồng với H và thường xuyên nói xấu H trên mạng xã hội. H rất buồn, vì những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết.

Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền gì của H? Giải thích vì sao?

Bài giải:

Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền xâm phạm quyền nhân phẩm, danh dự của H.

Câu hỏi 4

Ông H và ông M có xích mích, nhiều lần lời qua tiếng lại. Từ chửi nhau đến xô xát, N là con trai ông H cầm khúc gỗ đánh P là con trai ông M khiến P gãy xương sườn, P phải điều trị tại bệnh viện, mất chi phí hơn 30 triệu đồng.

Hành vi của N đã vi phạm quyền nào của công dân? Hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả gì?

Bài giải:

Hành vi của N đã vi phạm quyền thân thể, sức khỏe của công dân

Hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả trước pháp luật từ hành chính tới hình sự.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn trong nhóm sứu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân trong khu dân cư (xã, phường, thôn, xóm) trình bày kế hoạch trước lớp

Bài giải:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 17

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Đánh giá bài viết
1 291
Sắp xếp theo

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm