Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 19

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

MỞ ĐẦU

Em hiểu thế nào về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Bài giải:

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư từ, điện thoại, điện tín có nghĩa là thư tín, điên thoại, điện tín của các cá nhân được đảm bảo an toàn và bảo mật. Việc kiểm soát điện tín, điện thoại, thư tín được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

Nếu như ai đó bóc thư từ của em xem mà em phát hiện được thì em sẽ bình tĩnh hỏi rõ mọi chuyện.

Nếu họ xem thư của em chỉ vì tò mò hay vì mục địch khác. Nếu sau khi bị phát hiện xem trộm thư của mình người đó có thái độ ăn năn, hối hận và biết nhận lỗi thì em sẽ phân tích việc làm sai của họ và nhanh chóng tha lỗi cho họ và khuyên họ không bao giờ làm những hành động như vậy. Bởi đó khôn chỉ là hành động xấu mà còn là hành động vi phạm pháp luật.

Ngược lại, nếu họ chối cãi và không chịu nhận lỗi thì em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền những người có thẩm quyền để giải quyết.

KHÁM PHÁ

1. Pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

a. Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tình huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?

b. Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

Bài giải:

a. Liên đúng và K sai vì pháp luật nghiêm cấm hành xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong XH không bị xâm phạm

b. Thông tin trên nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Em hiểu nội dung quyền đó là Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

a. Trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị xâm phạm như thế nào? Hậu quả gì có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm?

b. Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả gì và có thể áp dựng trách nhiệm pháp lí nào?

Bài giải:

a. Tình huống 1: C đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi đi ra ngoài và bị S bạn cùng phòng tự ý đọc.

Tình huống 2: Anh A đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi chị D truy cập trái phép vào tài khoản Facebook của anh A.

Hậu quả hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

b. Hậu quả cảu hành vi vi phạm của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí về hànhvi của mình. Người vi phạm xâm phạm tùy vào mức độ vi phạm để chịu trách nhiệm kỉ luật,xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Theo em, hành vi đòi xem tin nhắn của H và việc từ chối của Q là đúng hay sai? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?

Bài giải:

Hành vi đòi xem tin nhắn của H là sai và việc từ chối của Q là đúng.

Nếu là bạn của H em sẽ nói cho bạn cho bạn hiểu về hành vi vi phạm về việc xâm phạm đồng thời tìm hiểu và nắm vững về đảm bảo an toàn và bí mật thông tin điện thoại, điện tín của công dân.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

a. Tung tin nói xấu người khác trên mạng xã hội.

b. Tự tiện xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.

c. Trao đổi thông tin với người khác trên Facebook.

d. Vu khống người khác trên mạng xã hội.

Bài giải:

Hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: b, c.

Vì pháp luật nghiêm cấm hành xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong XH không bị xâm phạm

Câu hỏi 2:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 19

Bài giải:

a. Hành vi của M xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín của L. Vì M đã tìm cách tiếp cận để nghe trộm cuộc gọi điện thoại của L.

b. Theo em, L cần nói chuyện trực tiếp với với bạn M về việc bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại của bản thân và hành vi nghe trộm của M là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 3:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 19

Bài giải:

a. Là bạn thân với nhau, K không có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T vì đấy là hành vi xâm phạm an toàn bảo tín, điện thoại điện tín của người khác.

b. Hành vi của K đã dân đến hậu quả hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Câu hỏi 4:

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 19

Bài giải:

a. Trong tình huống này, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của chị H đã bị xâm phạm.

b. Theo em, chị H cần tố cáo với công an chức năng để bảo vệ quyền thư tín của mình.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1

Em hãy viết một thông điệp về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài giải:

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người đó.

Câu hỏi 2

Em hãy cùng nhóm bạn trong nhóm tìm hiểu về tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ở trường

Bài giải:

Học sinh trao đổi, khảo sát tại trường đang theo học

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm