Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 10

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh Diều bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức nhé.

MỞ ĐẦU

Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Bài giải:

- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

-Bình đẳng giữa ông bà và cháu

- Bình đẳng giữa anh chị em

-Bình đẳng giữa cha mẹ và con

KHÁM PHÁ

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

c. Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

Bài giải:

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền học tập.

Các bạn ấy không bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình.

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền tự do kinh doanh, của công dân

c. Trong trường hợp 1, cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,..... nên trường hợp bà V không được chấp nhận.

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì tất cả công dân về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc..... nên đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ chứ không phải ưu tiên cho bạn K.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

a. Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

b. Từ các thông tin trên, em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Bài giải:

a. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

b. Công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền,....

3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không ? vì sao?Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số?

b. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?

c. Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Bài giải:

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Vì hoàn cảnh và cơ sở vật chất nơi vùng sâu khó khăn.

- Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số.

b. Quyền bình đẳng tự do kinh doanh

c. Quyền bình đẳnh của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người của công dân được quy định trong hiện pháp và luật được thực hiện trong thực tế nên quyền bình đẳng có ý nghĩa công bằng với tất cả mọi người...

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Ông G và ông H có điều kiện, cò hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau đều được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

b. S và P cùnng 16 tuổi cùng đi xe máy vào đường ngược chiều nhưng Cảnh sát chỉ xử phạt S mà không xử phạt P

c. Bà X và bà Y cùng kinh doanh một mặt hàng và cùng nộp thuế kinh doanh như nhau nhưng cửa hàng bà X bị xử phạt còn cửa hàng của bà Y không bị xử phạt với lí do cửa hàng này bán hàng kém hơn.

d. Hai bạn B và C đều mới tốt nghiệp trung học phổ thông, đã khám sức khỏe và đều thuộc diện nhập ngữ theo quy định nhưng B có giấy gọi nhập ngũ còn C thì được miễn với lí do chờ ôn thi đại học cho sang năm.

Bài giải:

- Nội dung thể hiện quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: a, d

Vì quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, phát triển đầy đủ và toàn diện trên cơ sở đó có điều kiện và khẳ năng thực hiện được quyền và nghĩa cụ của mình đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

Câu hỏi 2

Em hãy xử lí tình huống sau:

a. Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển đi vào cuộc sống lao động. Với kết uqar này một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.

Trường hợp a:

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?

b. Trong đợt kiểm tra một số cửa gàng thuốc tân dược, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhấp khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí.......(SGK,T72)

Trường hợp b:

a. Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?

Bài giải:

Trường hợp a:

Em không đồng ý với ý kiến vì các bạn đều có quyền bình đẳng trong học tập khi đi thi đại học nên không thể nói là các bạn lớp 12B không bình đẳng.

Trường hợp b:

a. Việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên không bình đẳng trước pháp luật bởi đã không xử phạt công bằng.

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả không công bằng bình đẳng công dân trước pháp luật cho công dân và xã hội

Câu hỏi 3

Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân như thế nào?

Bài giải:

Trong một buổi họp lớp để lựa chọn một bạn học sinh ưu tú, em và cô giáo chủ nhiệm cho các bạn tự ứng cử hoặc đề cử một ai đó mà đáp ứng được chỉ tiêu đề ra. Giúp các bạn có quyền bình đẳng phát biểu và nêu lên suy nghĩ, đồng thời giúp các bạn có cơ hội thể hiện bản thân mình.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn xây dựng một kế hoạch để tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo gợi ý:

Lập kế hoạch tuyên truyền

- Mục đích, đối tượng tuyên truyền

- Hình thức, nội dung tuyên truyền

- Thời gian địa điểm thực hiện

Trình bày ý kiến kế hoạch trước lớp

Bài giải:

– Mục đích: Giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn, có thêm kiến thức về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

– Đối tượng: Các bạn trong trường, lớp.

– Nội dung tuyên truyền: Vai trò của pháp luật đối với công dân về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Đưa ra các kiến thức và bộ luật để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật. Không chỉ bảo vệ bản thân và quyền lợi mà đồng thời thời ta có nghĩa vụ thực hiện nó.

– Hình thức: trò chơi, bài thuyết trình, diễn kịch,…

– Thời gian, địa điểm: buổi sinh hoạt lớp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh Diều, Ngữ văn 11 Cánh Diều.

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều  bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

    Xem thêm