Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhiệm vụ của giáo viên THCS

Nhiệm vụ của giáo viên THCS được VnDoc sưu tầm và chia sẻ. Trung học cơ sở là bậc giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển toàn diện của học sinh. Bên cạnh việc đổi mới về chương trình, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa hay ứng dụng công nghệ vào học tập, giảng dạy thì đội ngũ giáo viên có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là nội dung chi tiết mời bạn đọc cùng tham khảo

1. Vị trí, vai trò của giáo viên THCS

Trường Trung học cơ sở được nhận định là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Trung học cơ sở là môi trường, là nơi thực hiện tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác. Các hoạt động này đều phải thực hiện, tổ chức theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp giáo dục Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.

Nguồn lực quyết định chính đến tính trạng, tính hiệu quả của chương trình, phương pháp giảng dạy truyền thống hay phương pháp mới đó chính là các giáo viên và học sinh. Với vị trí và vai trò là người giáo viên THCS, mỗi giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy cho các học sinh.

Nhiệm vụ của giáo viên THCS

Theo quy định tại Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 thì Giáo viên trường trung học cơ sở gốm có: “Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phí bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh”

2. Nhiệm vụ của giáo viên THCS

Giáo viên là những người gánh trên vai trọng trách to lớn, tương lai của bao nhiêu thế hệ học sinh đều gửi gắm vào người giáo viên. Vì vậy, luôn có những quy định pháp luật hiện hành quy định về nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của giáo viên để giáo viên có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách đúng đắn nhất.

Tại Điều 31 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường THCS, quy định nhiệm vụ của giáo viên THCS như sau:

2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm bậc THCS là người trực tiếp đánh giá về hạnh kiểm, quản lý việc học tập và là cầu nối giữa các thầy cô bộ môn với học sinh, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Những nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm theo quy định gồm:

+ Thực hiện tất cả các nhiệm vụ của người giáo viên bộ môn cấp THCS

+ Thực hiện các công tác xây dựng và tổ chức kế hoạch các hoạt động giáo dục. Kế hoạch phải thể hiện rõ được mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đảm bảo về tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của hoàn cảnh, điều kiện, của học sinh để nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và lớp học.

+ Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn của lớp, gia đình của học sinh, các tổ chức xã hội liên quan để có thể hỗ trợ, giám sát việc rèn luyện, học tập, hướng nghiệp của học sinh.

+ Nhận xét và đánh giá học sinh, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh cuối năm học. Lập danh sách đề nghị khen thưởng, học sinh được lên lớp thẳng, học sinh lưu ban, học sinh phải thi lại trong hè; hoàn chỉnh sổ điểm và học bạ.

+ Báo cáo tình hình của lớp cho Hiệu trưởng thường kỳ hoặc đột xuất.

Tham khảo thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

2.2. Nhiệm vụ của giáo viên THCS bộ môn

Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm một hoặc một số môn đối với một hoặc một số lớp có nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện giảng dạy bộ môn chịu trách nhiệm theo chương trình, kế hoạch giáo dục và kế hoạch giáo dục theo quy định.

+ Chịu trách nhiệm về hiệu quả, chất lượng giáo dục bộ môn của mình.

Nhiệm vụ của giáo viên THCS

+ Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

+ Giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, hoàn thiện bản thân. Tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên quản lý và đối xử công bằng, tôn trọng học sinh. Tạo sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, dân chủ, hợp tác.

+ Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh,… để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Ngoài ra các giáo viên khác như giáo viên thỉnh giảng, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên, Giáo viên làm Tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh cũng có những nhiệm vụ điển hình. Nhiệm vụ của giáo viên THCS này được quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 31 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 28 tháng 3 năm 2011.

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên THCS được quy định trong pháp luật như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên THCS là yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn làm một người giáo viên mẫu mực.

Những chia sẻ Nhiệm vụ của giáo viên THCS trên đây phần nào giúp bạn đọc hiểu được về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên THCS được quy định trong pháp luật như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên THCS là yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn làm một người giáo viên mẫu mực.

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan khác: Thư viện giáo án, Biểu mẫu giáo dục

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm