Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại?

Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại?

Câu hỏi: Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại?

Trả lời:

Tư thế đục:

– Tư thế, vị trí đứng đục, cách chọn chiều cao bàn êtô giống như ở phần cưa.

Chú ý: nên đứng về phía sau cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp.

Cách đánh búa:

– Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật,cách mặt trên của vật từ 0.5 - 1 mm. Đánh búa nhẹ nhàng để cho đục bám vào vật khoảng 0.5mm. Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 30° - 35°. Sau đó đánh búa mạnh và đều.

1. Khái niệm đục là gì?

- Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0.5 mm.

- Đục là phương pháp gia công nguội bằng cách hớt đi một lớp vật liệu trên bề mặt cần gia công với dụng cụ là lưỡi đục và dụng cụ tạo lực là búa.

- Đục là dụng cụ cắt gọt có dạng một hình lăng trụ dài khoảng 150 – 200 mm, được làm bằng thép cacbon cao, phía lưỡi cắt được đập dẹp, mài sắc, tôi cứng. Hình dáng của lưỡi cắt phụ thuộc vào hình dáng của bề mặt gia công.

- Đục được dùng để hớt bỏ một lượng dư không cưa được mà giũa thì lại quá nhiều hoặc dùng để gia công các bề mặt đặc biệt không thể dùng các phương pháp gia công khác được như đục tạo hình khuôn, đục rãnh dầu trong bạc trượt.

2. Kĩ thuật đục

* Cách cầm đục và búa:

+ Thuận tay nào cầm tay đó, tay kia cầm đục.

+ Cách cầm đục: Đầu đục cách ngón tay trỏ 20 - 30 mm.

+ Cách cầm búa: Cán búa cách ngón út 20 - 30 mm.

+ Chú ý: Khi cầm đục và búa các ngón tay cầm chặt vừa phải để điều chỉnh.

* Tư thế đục:

-Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

+ Bàn chân trái hợp với êtô một góc 70°

+ Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 70°

+ Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°

* Cách đánh búa:

+ Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0.5 - 1 mm

+ Đánh búa nhẹ nhàng để đục bám vào vật khoảng 0.5 mm

+ Nâng đục để đục nằm ngang một góc 30° - 35° và đánh búa mạnh và đều

+ Chặt đứt thì đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang

+ Kết thúc đục: đục gần đứt giảm dần lực đánh búa.

Để đạt được năng suất cắt và chất lượng bề mặt gia công khi đục, người ta có hai vấn đề phải làm:

+ Mài sắc lưỡi đục

Không như trong gia công máy: Thông số cắt của các dụng cụ được xác định khi mài lưỡi cắt. Trong gia công nguội người ta chỉ có một thông số cắt duy nhất có thể xác định khi mài sắc lưỡi cắt là góc sắc. Tùy theo đặc tính của bề mặt gia công mà người ta có thể mài một mặt bên hoặc hai mặt bên của lưỡi đục, góc sắc còn lại của lưỡi đục phụ thuộc vào vật liệu gia công và chế độ gia công:

- Khi gia công tinh mỏng hoặc gia công vật liệu mềm người ta mài lưỡi đục có góc sắc nhỏ lại (mỏng mép hơn).

- Khi gia công thô hoặc gia công vật liệu cứng người ta mài lưỡi đục có góc sắc lớn (dày mép hơn).

* Thao tác mài lưỡi đục trên máy mài hai đá:

Tay thuận cầm thân dưới của đục bằng ngón tay cái và ba ngón kế tiếp, ngón tay út chặn lấy chuôi đục.

Tay nghịch cầm đỡ phần thân trên của đục có hai nhiệm vụ là: tì lưỡi đục vào đá và điều chỉnh góc sắc khi mài.

Lưỡi đục được đặt ngược từ phía dưới lên, không được đặt suôi từ trên xuống hoặc mài bằng mặt đầu của đá để tránh vỡ đá gây tai nạn.

+ Độ nghiêng của lưỡi đục khi gia công

Để gia công bề mặt bằng phương pháp đục mà tốn sức ít nhất ta cần phải đặt đục có độ nghiêng so với bề mặt gia công. (Hình 4-6)

Độ nghiêng của lưỡi đục quá lớn thì trong quá trình đục nén nhiều hơn cắt, lực đục cần lớn, tốn sức nhiều.

Độ nghiêng của lưỡi đục quá bé thì lưỡi đục dễ bị trượt trên bề mặt gia công ( do phoi bị biến dạng), mất nhiều thời gian và dễ gây tai nạn.

Người ta thường đặt đục có độ nghiêng khoảng 35 – 45°.

3. An toàn khi đục

- Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt.

- Không dùng đục bị mẻ.

- Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt.

- Phải có lưới chắn ở phía đối diện với người đục.

- Cần đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Công nghệ 8

    Xem thêm