Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hệ thống Tiếng Việt trong sách Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Hệ thống Tiếng Việt trong sách Ngữ Văn 6 Cánh Diều bao gồm nội dung các bài Tiếng Việt chương trình sách Ngữ Văn mới chương trình GDPT. Các thầy cô, các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc các bài học trong sách, lên kế hoạch soạn giáo án cho năm học mới.

Để chuẩn bị cho chương trình sách Ngữ Văn Cánh Diều mới, các thầy cô, các em học sinh tham khảo Lời giải SGK cũng như SBT:

"Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình." 

1. Mô tả chương trình Tiếng Việt Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Sách Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) quán triệt tinh thần dạy học Tiếng Việt theo hướng vận dụng, thực hành để củng cố Tiếng Việt đã học ở Tiểu học; không nặng về trang bị lí thuyết hệ thống, hàn lâm, đầy đủ…

Trước hết thể hiện ở việc lựa chọn VB đọc để Học sinh tiếp xúc với các VB hay, chuẩn mực, tiêu biểu về việc sử dụng tiếng Việt. Từ các VB này, giúp các em học hỏi những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách diễn đạt bằng Tiếng Việt. Mặt khác, sách cũng giúp các em thực hành, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, trước hết là để hiểu VB trong SGK và các VB khác trong đời sống. Tiếng Việt trong Ngữ Văn 6 chỉ nêu một số khái niệm cơ bản ở mục Kiến thức ngữ văn theo chương trình quy định, như là công cụ để đọc, viết, nói, nghe. Các kiến thức này sẽ được hình thành khi Học sinh vận dụng làm các bài tập thực hành. Trong khi thực hành, Học sinh đối chiếu, tra cứu lại phần kiến thức ngữ văn để hiểu và nắm được kiến thức ấy. Tức là học Tiếng Việt qua làm, qua thực hành. Hoạt động thực hành tiếng Việt trong sách Ngữ Văn 6 tập trung vào 2 loại bài tập sau:

a) Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ (chiếm số lượng nhỏ), ví dụ: nhận biết các từ đơn, từ phức; các từ đơn nghĩa, đa nghĩa, đồng âm; các từ thuần Việt, từ mượn; các kiểu câu; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ,...

b) Bài tập vận dụng kiến thức Tiếng Việt để rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (chiếm số lượng lớn). Cụ thể:

- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản), ví dụ: phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản để hiểu văn bản sâu hơn.

- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản); ví dụ: vận dụng kiến thức về mở rộng các thành phần chính của câu, kiến thức về văn bản và đoạn văn để thể hiện được đầy đủ, sinh động thực tế khách quan và suy nghĩ, tình cảm, thái độ của các em trong bài viết.

2. Giải thích định hướng biên soạn Tiếng Việt của Ngữ Văn 6

Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm, nhiều cách biên soạn SGK tiếng Việt qua các lần thay sách. Cho đến chương trình và SGK hiện hành (chương trình 2006) việc dạy học Tiếng Việt vẫn bị cho là nặng nề, phức tạp; thiên về cung cấp kiến thức, khái niệm, ít thiết thực... Nhiều vấn đề Tiếng Việt trong khi dạy và ra đề thi đã gây tranh cãi quyết liệt, khó thống nhất.

Chúng tôi cho rằng, do có bản năng tiếng mẹ đẻ, vì thế với phần lớn Học sinh, những hiểu biết phổ thông về Tiếng Việt nên tập trung giải quyết ở cấp tiểu học (chữ viết, chính tả, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…). Nghĩa là hết tiểu học về căn bản các em đã có công cụ để đọc, viết thành thạo. Nghe, nói cũng cần nhưng không bằng đọc, viết; vì nếu không đến trường Học sinh vẫn nghe nói bình thường. Như thế trừ Học sinh dân tộc ít người cần có cách thức và các giải pháp tăng cường học Tiếng Việt ở tiểu học, còn đến THCS chỉ nên tập trung thực hành rèn luyện, củng cố tiếng Việt gắn với yêu cầu đọc, viết, nói và nghe. Để Học sinh được tiếp nhận, tạo ra và sử dụng một thứ tiếng Việt đời thường phong phú, sinh động, mềm mại. Một thứ Tiếng Việt có hồn, tự nhiên như con cá đang bơi lội thoải mái trong hồ nước chứ không phải bị mổ xẻ trong phòng thí nghiệm; thấy đủ mọi bộ phận, nhưng vẫn là con cá chết, cứng đơ.

Chính vì thế, yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018 chỉ tập trung hướng đến 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, tức năng lực giao tiếp. Không có yêu cầu cần đạt về Tiếng Việt. Vì năng lực Tiếng Việt thể hiện ngay trong các hoạt động đọc, viết, nói, nghe rồi. Biết kiến thức Tiếng Việt thật nhiều để làm gì khi đọc không hiểu hoặc hiểu sai VB; khi viết vẫn sai chính tả, ngữ pháp; nói vẫn tối mò, khó hiểu, thiếu tự tin; và nghe một đường hiểu một nẻo.

Đương nhiên để có năng lực giao tiếp, Học sinh phải có và biết vận dụng kiến thức, trong đó có kiến thức Tiếng Việt được nêu ở cột nội dung. chương trình coi đó là công cụ, phương tiện để Học sinh đạt được mục tiêu đọc, viết, nói và nghe có hiệu quả, chứ không phải để trang bị, nhồi nhét thật nhiều, thật sâu kiến thức Tiếng Việt. Và khi đánh giá kết quả học Tiếng Việt cũng chỉ thông qua đọc, viết, nói, nghe.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm