Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
VnDoc xin giới thiệu bài Hiệp định chung về thương mại dịch vụ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình học tập của bậc Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới mẻ song đã có sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng có những đóng góp quan trọng vào nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của loài người. Vì vậy, vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu cũng đã được đặt ra. Trên cơ sở GATT 1994, GATS đã được đưa ra thương thảo ở vòng đàm phán Urugoay và đã trở thành một hiệp định quan trọng của WTO.
- Mục tiêu của GATS: Mở cửa thị trường dịch vụ để kích thích cạnh tranh nhằm tạo ra nhiều dịch vụ sẵn sàng hơn, rẻ hơn, chất lượng hoàn hảo hơn nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất - kinh doanh và nâng cao mức sống cho con người.
- Phạm vi áp dụng của GATS: Ngoại trừ các dịch vụ được cung cấp thuộc phạm vi các hoạt động chức năng của cơ quan Chính phủ, cụ thể là việc cung cấp dịch vụ không mang tính chất thương mại và cạnh tranh với bất cứ nhà cung cấp nào. Các loại dịch vụ khác đều thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Theo GATS các loại dịch vụ được chia thành 12 ngành và 155 phân ngành.
- Nội dung chủ yếu của GATS: Nội dung chủ yếu của GATS là các nước thành viên đưa ra cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ thông qua đàm phán và tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ.
Do thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới mẻ và có nhiều đặc thù so với thương mại hàng hóa mà quá trình thực hiện tự do hóa đối lĩnh vực này cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, nội dung của GATS được dựa trên những nguyên tắc chung được đưa ra ở GATT 1994, đồng thời có sự vận dụng cho lĩnh vực đặc thù của thương mại dịch vụ.
Những nội dung chủ yếu của thương mại dịch vụ:
+ Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Qui tắc đãi ngộ tối huệ quốc của GATS qui định rằng nghĩa vụ bắt buộc của một nước thành viên là phải dành ngay lập tức và không điều kiện cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên này dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
+ Đãi ngộ quốc gia (NT): GATS qui định một thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của chính mình. Tuy nhiên, nguyên tắc này được thực hiện thông qua đàm phán và các cam kết về tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, thể hiện ở những lĩnh vực được ghi trong danh mục cam kết và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được ghi trong danh mục đó.
+ Cam kết mở cửa thị trường: Việc mở cửa thị trường thương mại dịch vụ được thực hiện thông qua các qui tắc về đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tiếp cận thị trường…
Đối với việc tiếp cận thị trường, GATS qui định một thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và qui định tại danh mục cam kết cụ thể. Danh mục cam kết cụ thể của một lĩnh vực dịch vụ nào đó phải bao gồm các qui định sau:
- Điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
- Điều kiện và tiêu chuẩn về đãi ngộ quốc gia;
- Việc thực hiện những cam kết bổ sung;
- Lộ trình thực hiện các cam kết đó (nếu có thể)
- Thời hạn các cam kết đó có hiệu lực.
+ Tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ: Nói chung, GATS mới đạt được một số kết quả về mức độ mở của thị trường dịch vụ. Các điều khoản đã đạt được trong GATS mới chỉ có tính chất ban đầu, làm nền móng và tiền đề cho khuôn khổ pháp lý chung về thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên. Vì vậy, một trong những đặc điểm quan trọng của GATS là các nước thành viên cùng ghi nhận một mong muốn tiếp tục đạt được mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ ngày càng cao hơn thông qua việc tổ chức tiếp những vòng đàm phán đa biên.
+ Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển: Với mong muốn tạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào thương mại dịch vụ và mở rộng xuất khẩu dịch vụ của mình. Hiệp định cũng qui định lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ cần tiến hành với sự quan tâm đúng mức đến các mục tiêu chính sách quốc gia và trình độ phát triển của mỗi nước thành viên. Sự linh hoạt thích đáng dành cho các thành viên là các nước đang phát triển trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vực hơn, tự do hóa ít loại hình giao dịch hơn để dần dần mở rộng việc tiếp cận thị trường phù hợp với tình hình phát triển.
+ Một số ngoại lệ: Cùng với mục tiêu tăng cường tự do hóa thương mại dịch vụ, GATS cũng chấp nhận nguyên tắc tự do hóa dần dần thông qua tiếp tục các vòng đàm phán, tạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào thương mại dịch vụ. Do vậy, một nội dung quan trọng của GATS là thừa nhận quyền của các thành viên trong việc điều chỉnh, ban hành những qui chế mới về cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình nhằm:
- Đạt được mục tiêu chính sách quốc gia và
- Xuất phát từ sự chênh lệch hiện có về trình độ phát triển của cơ chế điều chỉnh dịch vụ tại các nước khác nhau;
- Đáp ứng nhu cầu riêng của các nước đang phát triển đối với việc thực thi được quyền này.
Từ những mục tiêu mang tính nguyên tắc trên, GATS đã dành tương đối nhiều ngoại lệ cho các thành viên. Thực chất, đây là những qui định xuất phát từ những đặc thù của thương mại dịch vụ nhằm tạo điều kiện để các thanh viên có thể thực hiện được quá trình mở cửa, tự do hóa thị trường này. Những ngoại lệ đó bao gồm những ngoại lệ chung để bảo vệ đạo đức, trật tự, cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, bí mật cá nhân, đảm bảo việc thực hiện đánh thuế và thu thuế công bằng… và những ngoại lệ về lý do an ninh, về qui chế đãi ngộ tối huệ quốc, hội nhập kinh tế, hạn chế cán cân thanh toán…
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hiệp định chung về thương mại dịch vụ về lĩnh vực mới mẻ song đã có sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng có những đóng góp quan trọng vào nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của loài người...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.