Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cách xác định thành phần của câu cho học sinh lớp 4, 5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
CÂU CHO HS LỚP 4-5
1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc khái niệm u, các thành phần câu:
1. Khái niệm câu:
- Câu một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ
pháp xác định, được tạo ra trong quá trình duy, giao tiếp, giá trị
thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.(Câu do các từ, cụm
từ kết hợp với nhau tạo thành, dùng để diễn đạt một ý trọn vẹn.)
- Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói, hết câu phải quãng nghỉ. Khi viết,
chữ cái đầu câu phải viết hoa, kết thúc câu phải dấu u (dấu chấm,
dấu hỏi, dấu than, dấu lửng).
dụ : Mùa thu, trời n một chiếc xanh bay i lên cao.
2. Thành phần câu:
2.1. Chủ ngữ:
- Chủ ngữ một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện
tượng hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu t vị ngữ. Ch
ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật
gì?
- Chủ ngữ thường danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả nh
từ, cụm nh từ, động từ, cụm động từ (gọi chung thuật từ ) cũng
khả năng làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, nh từ động từ được
hiểu như một danh từ. Chủ ngữ thể một từ, một cụm từ, một cụm
chủ vị. Một câu một hoặc nhiều chủ ngữ.
- Trong câu ch ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị
trí của chủ ngữ thể thay đổi.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
2.2. Vị ngữ
- Vị ngữ thành phần chính của câu nêu hoạt động, trạng thái, tính chất,
bản chất, đặc điểm của người, vật, việc nêu chủ ngữ; khả ng
kết hợp với các phó từ ch quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi
Làm gì? Như thế nào? Là gì?
- Vị ngữ thường động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ,
danh từ hoặc cụm danh từ. Vị ngữ có thể một từ, một cụm từ, cụm chủ
vị. Một câu thể một hoặc nhiều vị ngữ.
- Trong câu v ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị t
của vị ngữ thể thay đổi.
2.3. Trạng ng
- Trạng ngữ thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức
bổ nghĩa cho cả cụm chủ v trung tâm. Trạng ngữ thường những từ chỉ
thời gian, địa điểm i chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… đ
biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục
đích, kết quả, phương tiện, Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ?
đâu ? sao ? Để làm ? Bằng cái ?
- Trạng ngữ thể một từ, một ng hoặc một cụm chủ vị. Trạng ng
thường đứng đầu u. Khi đứng đầu câu thì được ngăn cách bằng
dấu phẩy. khi trạng ngữ đứng giữa câu hoặc cuối câu. vị trí cuối
câu, trạng ngữ thường có từ nối.
Giữa trạng ngữ thành phần chính của câu thường được ngăn cách
bằng dấu phẩy (khi viết) ngắt quãng (khi nói).
- Các loại trạng ngữ:
a) Trạng ngữ chỉ thời gian:
b) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
c) Trạng ng chỉ nguyên nhân:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
d) Trạng ngữ chỉ mục đích:
e) Trạng ng chỉ phương tiện:
2. Hướng dẫn học sinh ch xác định thành phần chính (chủ ngữ, vị
ngữ) trong câu kể qua c bài tập.
Để xác định tốt chủ ngữ, vị ngữ, giáo viên phải cho học sinh đặt câu hỏi
- tìm câu trả lời để c định chủ ngữ, vị ngữ; Phân tích để học sinh hiểu
khái niệm, bản chất của chủ ngữ, vị ngữ. Khi dạy, giáo viên cho học
sinh đặt câu hỏi để tìm ra CN, VN bằng cách cho học sinh thực hiện theo
cặp: một học sinh đặt câu hỏi - một học sinh trả lời. Câu trả lời không
nhắc lại u hỏi.
2.1. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai ?
- Chủ ngữ ch sự vật được giới thiệu, nhận định vị ngữ.
- Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng t . Vị ngữ nhận định về s vật
nêu chủ ngữ.
2.2. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai m ?
- Chủ ngữ ch sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa)
hoạt động được nói đến vị ngữ.
- Vị ngữ nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được
nhân hóa).
2.3. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
- Chủ ngữ ch những sự vật đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được
nói đến vị ngữ.
- Vị ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật nói đến chủ ngữ.
Bài tập 1. c định thành phần chính của các u sau:

Cách xác định thành phần của câu

Hướng dẫn cách xác định thành phần của câu cho học sinh lớp 4, 5 giúp các em học sinh nắm chắc được khái niệm câu, thành phần câu, xác định thành phần chính của câu, các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp các em học sinh rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4, 5 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc khái niệm câu, các thành phần câu

1. Khái niệm câu:

- Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.(Câu do các từ, cụm từ kết hợp với nhau tạo thành, dùng để diễn đạt một ý trọn vẹn.)

- Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói, hết câu phải có quãng nghỉ. Khi viết, chữ cái đầu câu phải viết hoa, kết thúc câu phải có dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, dấu than, dấu lửng).

Ví dụ : Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

2. Thành phần câu:

2.1. Chủ ngữ:

- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?

- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ (gọi chung là thuật từ ) cũng có khả năng làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị. Một câu có một hoặc nhiều chủ ngữ.

- Trong câu chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.

2.2. Vị ngữ

- Vị ngữ là thành phần chính của câu nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Như thế nào? Là gì?

- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, cụm chủ vị. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Trong câu vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của vị ngữ có thể thay đổi.

2.3. Trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, … Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ? Bằng cái gì ?

- Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Khi đứng ở đầu câu thì được ngăn cách bằng dấu phẩy. Có khi trạng ngữ đứng ở giữa câu hoặc cuối câu. Ở vị trí cuối câu, trạng ngữ thường có từ nối.

Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy (khi viết) và ngắt quãng (khi nói).

- Các loại trạng ngữ:

a) Trạng ngữ chỉ thời gian:

b) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

c) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

d) Trạng ngữ chỉ mục đích:

e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:

2. Hướng dẫn học sinh cách xác định thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu kể qua các bài tập

Để xác định tốt chủ ngữ, vị ngữ, giáo viên phải cho học sinh đặt câu hỏi - tìm câu trả lời để xác định chủ ngữ, vị ngữ; Phân tích để học sinh hiểu rõ khái niệm, bản chất của chủ ngữ, vị ngữ. Khi dạy, giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi để tìm ra CN, VN bằng cách cho học sinh thực hiện theo cặp: một học sinh đặt câu hỏi - một học sinh trả lời. Câu trả lời không nhắc lại câu hỏi.

2.1. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?

- Chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

- Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. Vị ngữ nhận định về sự vật nêu ở chủ ngữ.

2.2. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?

- Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

- Vị ngữ nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).

2.3. Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?

- Chủ ngữ chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nói đến ở vị ngữ.

- Vị ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật nói đến ở chủ ngữ.

Bài tập 1. Xác định thành phần chính của các câu sau:

a) Mẹ em là giáo viên.

b) Hoa phượng cũng là hoa học trò.

c) Đây là bạn Hoa.

d) Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.

Hướng dẫn:

a) Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Ai là giáo viên ? (mẹ em - "mẹ em" là CN); Mẹ em là gì ? (là giáo viên -"là giáo viên" là VN)

b) Nhiều học sinh xác định: "Hoa phượng cũng " là CN, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh: "hoa phượng cũng" là chủ ngữ không đúng nghĩa mà ý của câu muốn nói đến: sự xuất hiện như nhau thường niên của hoa phượng - hoa học trò: "cũng là".

- Đặt câu hỏi : Cái gì là hoa học trò ? (Hoa phượng - "hoa phượng" là CN); Hoa phượng là gì ? (cũng là hoa học trò - CN).

c) Ai là bạn Hoa ? (Đây - CN) - (Đại từ làm chủ ngữ); Đây là ai ? (là bạn Hoa - VN)

d) Câu có trạng ngữ nên giáo viên hướng dẫn học sinh "đấy" là đại từ thay thế cho "khoảng gần trưa, khi sương tan" nên "đấy" là đại từ làm CN. Áp dụng kiến thức mẫu câu Ai là gì ? CN nối với vị ngữ bằng từ "là".

- Lúc nào là khi chợ náo nhiệt nhất ? (Khoảng gần trưa, khi sương tan); Từ nào thay thế cho khoảng gần trưa, khi sương tan? (đấy - CN) (Đại từ làm chủ ngữ); Đấy là gì ? (là khi chợ náo nhiệt nhất - VN).

Kết quả:

a) Mẹ em // là giáo viên.

b) Hoa phượng // cũng là hoa học trò.

c) Đây // là bạn Hoa.

d) Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy // là khi chợ náo nhiệt nhất.

Luyện từ và câu lớp 4, 5: Cách xác định thành phần của câu và các dạng bài tập liên quan đến cách xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, các thành phần bổ ngữ cho các em học sinh tham khảo ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt, ôn tập ôn thi học kì, thi học sinh giỏi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

    Xem thêm