Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch giảng dạy Vật lý 8 năm học 2020 - 2021

Kế hoạch giảng dạy lớp 8 môn Vật lí

VnDoc xin giới thiệu Kế hoạch giảng dạy Vật lý 8 năm học 2020 - 2021. Kế hoạch giảng dạy cả năm dựa vào kế hoạch này các thầy cô giáo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I. Điều chỉnh nội dung dạy học

STT

Mục

Tinh giản

Bổ sung, cập nhật

Ghi chú

Nội dung

Lý do

Nội dung

Lý do

1

Hướng dẫn sử dụng SGK….

Hướng dẫn sử dụng SGK….

Giảm tải

2

Tiết 4: Bài tập

Bài tập

Củng cố kiến thức từ bài 1 đến bài 3

3

Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

Dạy trong 1 tiết

Giảm tải

4

Tiết 13: Bài tập

Bài tập

Củng cố kiến thức từ bài 7 đến bài 9

5

Tiết 23. Bài 18.

Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Củng cố kiến thức chương I: Cơ học

6

Tiết 24:

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Gộp bài 19 và bài 20

Tích hợp và giảm tải

II. Thiết kế bài học theo chủ đề

STT

Mục

Tích hợp, sắp xếp lại theo bài học

Ghi chú

Nội dung

Lý do

1

1. Chuyển động cơ

a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ

b) Tính tương đối của chuyển động cơ

c) Tốc độ

Kiến thức

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.

- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

Kĩ năng

- Vận dụng được công thức v=\frac{s}{t}

- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.

2

2. Lực cơ

a) Lực. Biểu diễn lực

b) Quán tính của vật

c) Lực ma sát

Kiến thức

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là đại lượng vectơ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.

- Nêu được quán tính của một vật là gì.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.

Kĩ năng

- Biểu diễn được lực bằng vectơ.

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.

- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

3

Ôn tập và kiểm tra

Ôn tập và kiểm tra

4

3. Áp suất

a) Khái niệm áp suất

b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực

c) Áp suất khí quyển

d) Lực đẩy Ác-si-mét . Vật nổi, vật chìm

Kiến thức

- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

Kĩ năng

- Vận dụng được công thức p=\frac{F}{s} .

- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd.

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

5

Tổng kết chương I: Cơ học

Hệ thống kiến chức chương I

6

4. Cơ năng

a) Công và công suất

b) Định luật bảo toàn công

c) Cơ năng.

Kiến thức

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.

- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

Kĩ năng

- Vận dụng được công thức A = F.s.

- Vận dụng được công thức P=\frac{A}{t} .

7

5. Cấu tạo phân tử của các chất

a) Cấu tạo phân tử của các chất

b) Nhiệt độ và chuyển động phân tử

c) Hiện tượng khuếch tán

Kiến thức

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

Kĩ năng

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

8

6. Nhiệt năng

a) Nhiệt năng và sự truyền nhiệt

b) Nhiệt lượng. Công thức tính nhiệt lượng

c) Phương trình cân bằng nhiệt

Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

- Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Kĩ năng

- Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto.

- Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.

9

Tổng kết chương II: Nhiệt học

Hệ thống kiến chức chương II

Tài liệu vẫn còn quý thầy cô tải về xem trọn vẹn nội dung

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Kế hoạch giảng dạy Vật lý 8 năm học 2020 - 2021. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn

.........................................

Ngoài Kế hoạch giảng dạy Vật lý 8 năm học 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 1.558
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm