Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch giảng dạy Vật lý 9 năm học 2020 - 2021

Kế hoạch giảng dạy lớp 9 môn Vật lí

Kế hoạch giảng dạy Vật lý 9 năm học 2020 - 2021 được VnDoc tổng hợp và chia sẻ. Kế hoạch giảng dạy cả năm dựa vào kế hoạch này các thầy cô giáo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I. Điều chỉnh nội dung dạy học

STT

Mục

Tinh giản

Bổ sung, cập nhật

Ghi chú

Nội dung

Lý do

Nội dung

Lý do

1

Hướng dẫn sử dụng SGK….

Hướng dẫn sử dụng SGK….

Giảm tải

2

Tiết 3: Bài tập

Bài tập

Củng cố kiến thức từ bài 1 đến bài 2

3

Bài 7, 8, 9

Bài 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.

Bài 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn.

Bài 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.

Gộp thành một chủ đề. Lấy tên

“Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu dây dẫn”

“Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu dây dẫn”

Cùng 1 chủ đề dạy trong 3 tiết

4

Bài 31, 32

Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

Gộp thành một chủ đề. Lấy tên

“Hiện tượng cảm ứng điện từ”

“Hiện tượng cảm ứng điện từ”

Cùng 1 chủ đề dạy trong 2 tiết

II. Thiết kế bài học theo chủ đề

STT

Mục

Tích hợp, sắp xếp lại theo bài học

Ghi chú

Nội dung

Lý do

1

Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

Kiến thức:

- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì

2

Chủ đề 1: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm

Kiến thức:-Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.

- Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở.

- Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.

- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.

- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

Kĩ năng: Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.

Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần.

Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch song song với các điện trở thành phần. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.

Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

Vận dụng được công thức R=\rho \frac{l}{S}\(R=\rho \frac{l}{S}\) và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.Vận dụng được định luật Ôm và công thức R=\rho \frac{l}{S}\(R=\rho \frac{l}{S}\) để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở.

3

Chủ đề 2: Công suất – Điện năng - Công của dòng điện

Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. Viết được công thức tính công suất điện. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động

Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

Kĩ năng: Vận dụng được công thức \mathscr{P}=\mathrm{U} . \mathrm{I}\(\mathscr{P}=\mathrm{U} . \mathrm{I}\) đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

Vận dụng được công thức A=\mathscr{P} \cdot t=U \cdot I \cdot t\(A=\mathscr{P} \cdot t=U \cdot I \cdot t\) đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.

4

Chủ đề 3: Định luật Jun-Lenz

Kiến thức: Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len xơ.

Kĩ năng: Vận dụng được định luật Jun - Lenz để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.

5

Chủ đề 4: Từ trường

Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

- Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.

- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ.

- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

- Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.

Kĩ năng

- Xác định được các từ cực của kim nam châm.

- Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.

- Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

- Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

- Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.

- Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và của ống dây có dòng điện chạy qua.

- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều

Tài liệu vẫn còn mời quý thầy cô tải về xem trọn nội dung

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Kế hoạch giảng dạy Vật lý 9 năm học 2020 - 2021. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn

.........................................

Ngoài Phân phối chương trình Vật lý 9 năm 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải bài tập Toán lớp 9, Giải vở bài tập Toán 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 9

    Xem thêm