Kế hoạch quản trị lao động và tiền lương
Kế hoạch quản trị lao động và tiền lương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn để có thể hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Kế hoạch quản trị lao động và tiền lương
Khái niệm quản trị lao động
- Quản trị lao động là quá trình tuyển dụng, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện làm việc thuận lợi để khuyến khích người lao động làm việc trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Quản trị lao động là nghệ thuật tuyển dụng và bố trí lao động nhằm đạt được năng suất lao động và chất lượng công việc cao nhất.
Vai trò quản trị lao động
- Quản trị lao động giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách về nhân viên, từ đó xây dựng tiêu chuẩn, chuẩn mực áp dụng thống nhất cho toàn doanh nghiệp.
- Quản trị lao động có vai trò cố vấn lao động cho các bộ phận trong một tổ chức.
- Quản trị lao động giúp thực hiện các dịch vụ về lao động như quản lý hồ sơ, tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển lao động.
Khái quát về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp
- Tiền lương trong thực tế có nhiều tên gọi khác nhau như: thu nhập lao động, trả công lao động, thù lao lao động…
- Quan điểm về cải cách tiền lương năm 1993 ở Việt Nam thì cho rằng: “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. Nghĩa là, tổng thu nhập của người lao độn bao gồm: tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp, tiền thưởng, và các khoản phúc lợi khác.
- Ngày nay, khi cuộc sống của người lao động cải thiện, trình văn hóa, trình độ chuyên môn của người lao động được nâng cao, người lao động không chỉ quan tâm tới các yếu tố vật chất như tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng… mà còn quan tâm tới các yếu tố phi vật chất (tinh thần) như cơ hội thăng tiến, sự thích thú đối với công việc, điều kiện làm việc… Ở các nước phát triển đã áp dụng khái niệm trả lương bao hàm yếu tố vật chất và phi vật chất, để mang lại sự thỏa mãn cho người lao động tại nơi làm việc.
- Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
+ Thu hút nhân sự giỏi
+ Tiền lương công bằng và hợp lý.
+ Thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
+ Hệ thống tiền lương phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
+ Hệ thống tiền lương phải thể hiện tính cạnh tranh thúc đẩy phát triển.
Cơ sở lý thuyết về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp
+ Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc.
+ Căn cứ vào ngạch lương, bậc lương.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trong doanh nghiệp.
Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp
+ Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo ngày, theo công nhật).
+ Tiền lương theo sản phẩm (sản phẩm cá nhân – tập thể, sản phẩm trực tiếp - gián tiếp, sản phẩm có thưởng, sản phẩm lũy tiến…).
Chế độ tiền thưởng trong doanh nghiệp
+ Căn cứ vào mục đích, yêu cầu tiền thưởng.
+ Điều kiện thưởng
+ Các hình thức khen thưởng.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
- Ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn?
- Họ làm cái gì tốt (hoặc dở) hơn bạn? Họ làm gì để hài lòng khách hàng?
- Chính sách giá cả của họ ra sao?
- Họ quảng cáo sản phẩm dịch vụ gì, ở đâu và như thế nào? Có hiệu quả không?
Thông tin là sức mạnh. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ không chịu khó dành thời gian để tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh. (Thực ra, điều này chẳng có gì sai trái hay vô đạo đức khi săn lùng thông tin, vì những vận động viên hoặc quân đội… cũng thường xuyên làm công tác này). Việc “tình báo” này sẽ giúp doanh nghiệp bạn có lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh.
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, cần cân nhắc kỹ những lưu ý dưới đây:
- Năm đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn là ai?
- Tình trạng kinh doanh của họ như thế nào? Đều đều – tăng lên hay giảm đi?
- Hoạt động kinh doanh của họ giống hoặc khác bạn ra sao?
- Bạn đã biết được những gì từ việc xem họ điều hành công việc? Những việc nào bạn xem là tốt hoặc xấu đối với họ?
- Bạn có thể điều hành như thế nào để công việc tốt hơn họ?
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kế hoạch quản trị lao động và tiền lương về khái niệm và vai trò quản trị lao động, khái quát về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp, cơ sở lý thuyết về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp, các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Kế hoạch quản trị lao động và tiền lương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.