Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khả năng làm việc và sự mệt mỏi của người lao động

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khả năng làm việc và sự mệt mỏi của người lao động được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khả năng làm việc của người lao động

Khả năng làm việc của người lao động là một phạm trù sinh học thể hiện ở mức độ hình thành và duy trì các chức năng của cơ thể con người, để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định với một chất lượng nhất định trong một khoảng thời gian xác định.

Chỉ tiêu cơ bản của khả năng làm việc là biểu hiện qua mức năng suất lao động đạt được.

Khả năng làm việc của người lao động phụ thuộc và đặc điểm công việc, điều kiện lao động, sự rèn luyện và yếu tố thời gian.

2. Sự mệt mỏi của người lao động

Mệt mỏi là một loại cảm giác phản ánh những quá trình khách quan đang diễn ra trong cơ thể cho người. Cảm giác mỏi mệt là một tín hiệu báo trước độ mỏi mệt đang hình thành trong con người.

Mức độ mỏi mệt được thể hiện qua sự giảm sút tạm thời khả năng làm việc của người lao động do công việc và các nhân tố của điều kiện lao động trước đó gây ra.

Có 3 loại mỏi mệt:

- Mệt mỏi về thể lực (mệt mỏi về cơ bắp): là sự mệt mỏi do sự vận động của cơ bắp quá lớn gây ra tình trạng thiếu oxy, thiếu chất trong hệ cơ làm cản trở quá trình trao đổi chất, điều khiển các bộ phận khách như hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết…

- Mệt mỏi về trí óc: là sự căng thẳng quá mức của hệ thần kinh do quá mức tập trung, suy nghĩ, sáng tạo và động não cao độ… làm cho các luồng thần kinh đi từ vỏ não đến các cơ quan bị yếu đi gây ra cảm giác mệt mỏi, giảm lực cơ biều hiệu đau đầu, chóng mặt, không cử động nổi tay chân…

- Mệt mỏi về tâm lý là sự căng thẳng quá mức của hệ thần kinh. Tuy nhiên mệt mỏi về tâm lý nhiều khi không phải do trí óc gây ra mà là do tâm lý của người lao động như chán làm việc, bất bình về sự việc nào đó làm cho tâm lý có cảm giác mệt mỏi không muốn làm công việc đó nữa, mệt mỏi về tâm lý xuất phát từ người khác (đồng nghiệp, lãnh đạo)…

3. Nghỉ ngơi của người lao động

Trong lao động sản xuất, nghỉ ngơi là rất cần thiết để phục hồi khả năng làm việc của người lao động. Nghỉ ngơi được tổ chức phù hợp góp phần phục hồi nhanh chóng và nâng cao khả năng làm việc của người lao động.

Có ba loại nghỉ ngơi:

- Nghỉ ngơi chủ động: là hình thức nghỉ ngơi có kết hợp các biện pháp giảm mệt như thể dục đầu giờ, giữa giờ, nghỉ nghe nhạc, hoặc thay đổi nội dung hoạt động lao động.

- Nghỉ ngơi thụ động: là hình thức nghỉ ngơi yên tĩnh hoàn toàn khi cơ thể đã thật sự quá mệt, lúc đó cần thiết phải ngừng hoạt động, phải nghỉ ngơi tại một nơi yên tĩnh trong một khoảng thời gian cần thiết xác định để phục hồi dần khả năng làm việc.

- Ngủ: là loại nghỉ ngơi vô cùng cần thiết của người lao động sau một ngày lao động, cần thiết phải đảm bảo ngủ đủ 7- 8 giờ trong một ngày.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khả năng làm việc và sự mệt mỏi của người lao động về đặc điểm của khả năng làm việc của người lao động, sự mệt mỏi của người lao động...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khả năng làm việc và sự mệt mỏi của người lao động. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 246
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm