Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm câu - Thực hành sắp xếp, sửa lỗi và đặt câu

Khái niệm câu - Thực hành sắp xếp, sửa lỗi và đặt câu

Khái niệm câu - Thực hành sắp xếp, sửa lỗi và đặt câu bao gồm các dạng bài tập sắp xếp, sửa lỗi và đặt câu giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập luyện từ và câu, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi học kì, thi học sinh giỏi. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Từ nhiều nghĩa - Nghĩa đen và nghĩa bóng

Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa

Bài tập về từ ghép và từ láy

I - GHI NHỚ:

Câu do từ tạo thành và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được.

II - BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1:

Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh:

a- Ngày khai trường

b- Bác rất vui lòng

c- Cái trống trường em

d- Trên mặt nước loang loáng như gương

e- Những cô bé ngày nào nay đã trở thành

Bài 2:

Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau:

a) chim, trên, hót, ríu rít, cây.

b) Đồ Sơn, ở, rất, em, thích, nghỉ, hè.

Bài 3:

Đặt câu với mỗi từ sau: Xum xuê, rập rờn, ngập ngừng, long lanh, sóng sánh.

Bài 4:

Viết tiếp 3 câu để thành đoạn:

a- Hôm nay là ngày khai trường...

b- Thế là mùa xuân đã về...

Bài 5:

Ngắt đoạn văn sau thành từng câu (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết hoa chữ cái đầu câu):

Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn, năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai meo và bước chân êm, nhẹ như thỏnhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.

Bài 6:

Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp:

a) Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2). Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3).

b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi (5).

Bài 7:

Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách:

a) Bông hoa đẹp này.

b) Con đê in một vệt ngang trời đó.

c) Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy.

Bài 8:

Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào? Hãy sửa lại bằng 2 cách:

a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác.

b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy.

c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.

d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.

e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa.

III - GỢI Ý - ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1 :

+ Ý a- c- d- e- chưa thành câu

(Hướng dẫn: a- c- thiếu VN; d- thiếu cả nòng cốt câu; e- thiếu bổ ngữ làm cho ĐT trở thành chưa rõ nghĩa).

+ Sửa lại:

VD: Trên mặt nước loang loáng như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.

Bài 2:

a) - Chim hót ríu rít trên cây.

- Chim trên cây hót ríu rít.

- Chim ríu rít hót trên cây.

- Chim trên cây ríu rít hót.

- Trên cây chim hót ríu rít.

- Ríu rít trên cây chim hót.

b) - Em rất thích nghỉ hè ở Đồ Sơn.

Bài 3:

Lưu ý: khi đặt câu với từ cho trước, phải tìm cách diễn đạt đúng ý nghĩa của từ đó.

VD:

- Mặt ao sóng sánh; cánh bướm rập rờn; giọt sương long lanh; bước chân ngập ngừng (Lan ngập ngừng bước vào lớp)....

Bài 4:

Lưu ý: Vì viết thành đoạn nên ngoài việc đặt câu đúng ngữ pháp, cần phải có câu cuối cùng hợp lí để tạo thành câu kết của đoạn.

VD:

a) Hôm nay là ngày khai trường. Hầu hết mọi người đều hăm hở bước. Khuôn mặt ai cũng tươi roi rói. Thế là một năm học mới lại bắt đầu.

b) Thế là mùa xuân đã về. Mùa xuân về trên những chồi non, lộc biếc. Mùa xuân về bằng những bụi mưa lay phay trên vai áo người đi đường. Mùa xuân về bằng cả tiếng chim hót lảnh lót trong các vòm cây.

Bài 6:

a) (3) là nguyên nhân dẫn đến (2), khiến (1).

b) (2) làm cho (1) và (4), khiến (5). Kết lại: (3) (cũng có thể đổi câu 3 lên đầu làm câu mở đoạn).

Bài 7:

- Các câu đều thiếu VN.

- Sửa lại:

+ Cách 1: bỏ chữ cuối cùng.

+ Cách 2: Thêm VN.

VD: Bông hoa đẹp này tôi để dành tặng mẹ.

Bài 8:

a) Thiếu CN và VN

- Sửa lại: Bỏ chữ Khi hoặc thêm CN, VN.

VD: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của Bác, trong em dâng lên một niềm kính yêu vô hạn với Người.

b) Thiếu VN

- Sửa lại: Bỏ chữ ấy hoặc thêm VN.

VD: Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy đã gắn bó với suốt tuổi thơ của tôi.

c) Thiếu VN.

- Sửa lại: bỏ Một hôm hoặc thêm VN.

VD: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành lộc vừng thì bỗng phát hiện ra một con sâu nhỏ.

d) CN chưa rõ ràng.

- Sửa lại: Bỏ người xưa hoặc tách CN thành 2 phần: Trạng ngữ và CN (thêm từ Qua đứng đầu).

VD: Qua truyện Hươu và Rùa, người xưa đã cho chúng ta thấy...

e) Thiếu CN.

- Sửa lại: bỏ Qua hoặc thêm CN.

VD: Qua truyện Hươu và Rùa, người xưa đã cho chúng ta thấy...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

    Xem thêm