Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm về văn hóa

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm về văn hóa được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm về văn hóa

Xu hướng toàn cầu hóa, kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên là một xu hướng tất yếu và được quan tâm nhiều hơn ở cả những quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển. Để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và giao dịch đàm phán nói riêng, cần thiết phải hiểu biết về văn hóa, các thành tố của văn hóa và những ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi giao dịch, đàm phán kinh doanh ở các quốc gia, trên cơ sở đó các nhà kinh doanh có thể vận dụng được những khác biệt của văn hóa và tìm ra được những giải pháp vận dụng các yếu tố văn hóa trong hoạt động giao dịch và đàm phán kinh doanh để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ của nhân loại. Tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa và cùng với quá trình phát triển của nhân loại khái niệm văn hóa ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Năm 1952 hai nhà nghiên cứu người Mỹ A. L. Kroeber và A. C. Kluckhohn trong tác phẩm Văn hóa: Tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: a critical review of concept and definition) đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hóa. Cho đến năm 1994 theo kết quả nghiên cứu của một nhà dân tộc học Mỹ đã tìm ra được gần 400 định nghĩa. Số định nghĩa về văn hóa được đưa ra ngày càng nhiều hơn. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Mặc dù có mặt từ rất sớm trong kho tàng ngôn ngữ của nhân loại, nhưng đến năm 1774, lần đầu tiên từ văn hóa mới được sử dụng trong khoa học bởi Pufendorf, người Đức, ông cho rằng: văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Năm 1871, E. B Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả các khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội”. Theo Edourd Herriot: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã đọc tất cả”. Còn theo Hosftede, thì “văn hóa là sự lập trình tập thể của mọi người trong một môi trường”.

Theo UNESCO văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng hơn: “Văn hóa được xem là tập hợp các đặc trưng tâm linh, vật chất, trí tuệ và cảm xúc riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, ngoài văn học và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và đức tin”. Qua đây ta cũng thấy rằng văn hóa là một tổng thể bao gồm tất cả những gì con người kiến tạo nên. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng, văn hóa chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng như tinh thần.

Từ những định nghĩa nêu trên ta có thể kết luận: Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Như vậy có thể khẳng định, văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên và phương cách thỏa mãn nhu cầu con người. Văn hóa là môi trường nhân tạo trong tổng thể các yếu tố môi trường tồn tại xung quanh cuộc sống của một cộng đồng người.Văn hóa bao gồm tổng thể kiến thức, đạo đức, đức tin, nghệ thuật, luật pháp, thói quen được các thành viên trong một cộng đồng thừa nhận. Mỗi cộng đồng dân cư có thể có những nền văn hóa riêng biệt. Trong một quốc gia các vùng miền khác nhau với những điều kiện, kinh tế, xã hội khác nhau cũng tồn tại những văn hóa khác nhau. Giữa các quốc gia khác nhau cũng vậy, văn hóa của một quốc gia thuần khiết phương Đông như Việt Nam chắc chắn sẽ khác một nền văn hóa dân chủ tự do kiểu Mỹ ở Phương Tây. Để hiểu rõ hơn về bản chất của văn hóa và tác động của văn hóa ta cần tìm hiểu các yếu tố cấu thành văn hóa.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm về văn hóa về hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và giao dịch đàm phán nói riêng, cần thiết phải hiểu biết về văn hóa, các thành tố của văn hóa và những ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi giao dịch....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm về văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm