Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm đàm phán kinh doanh

Khái niệm đàm phán kinh doanh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm đàm phán kinh doanh

Đàm phán là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, đàm phán hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Con người luôn tiến hành đàm phán ngay cả khi họ không biết chính mình đang làm điều đó. Vậy đàm phán là gì?

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đàm phán. Vì đàm phán diễn ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mà trong mỗi lĩnh vực lại có những định nghĩa khác nhau. Đàm phán là một khái niệm rộng, xét về mặt từ nguyên trong tiếng Việt thì đàm phán có nghĩa là thảo luận (đàm) và ra quyết định chung (phán). Trong tiếng Anh thì đàm phán (negotiation) là một từ gốc La tinh (negotium) có nghĩa là trao đổi kinh doanh. Theo Bách khoa toàn thư Encarta thì đàm phán là hành động:

  • Hội đàm với một hoặc nhiều bên để đi đến các thỏa thuận;
  • Dàn xếp phương thức trao đổi thông qua hợp đồng;
  • Chuyển giao quyền sở hữu theo luật định và trên thực tế cho một hoặc nhiều bên khác để đổi lấy các giá trị sẽ nhận được.
  • Hoàn thiện và giải quyết thành công các tồn tại của quá trình.

Từ định nghĩa trên cho thấy, đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu, bắt đầu bằng hội đàm và kết thúc bằng giải quyết trọn vẹn trên thực tế các vấn đề đã được hội đàm. Điều đó còn có nghĩa là, nếu các vấn đề hội đàm chưa được giải quyết thành công trên thực tế thì quá trình đàm phán còn chưa chấm dứt. Định nghĩa này rất phù hợp với nghĩa của từ gốc trong tiếng La tinh, negotium – trao đổi kinh doanh.

Trong các công trình nghiên cứu về đàm phán, mặc dù đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng: đàm phán là một thực tế của cuộc sống, nó tồn tại trong mọi lĩnh vực của xã hội chứ không riêng gì trong lĩnh vực kinh doanh. Và dù được thực hiện trong những lĩnh vực khác nhau, với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất của đàm phán luôn giống nhau – đều là quá trình thuyết phục. Vì vậy, khái niệm đàm phán cần được mở rộng để bao hàm cả các hoạt động liên quan đến sự thuyết phục trong cuộc sống hàng ngày.

Theo Joseph Burnes (1993) thì đàm phán là một cuộc thảo luận giữa hai hay nhiều người để đi đến một mục đích chung là đạt được thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách các bên mà không bên nào có đủ sức mạnh, hoặc có sức mạnh nhưng không muốn sử dụng, để giải quyết những vấn đề ngăn cách ấy. Từ định nghĩa này ta thấy, tác giả coi nguyên nhân của đàm phán là xung đột và mục đích của đàm phán là giải quyết các xung đột bằng phương pháp tránh sử dụng vũ lực. Cần lưu ý: ở đây, khái niệm xung đột dùng để chỉ sự khác biệt về quan điểm hay lợi ích giữa các bên.

Theo Gerald I. Nierenberg (Hoa Kỳ) thì: “Định nghĩa về đàm phán đơn giản nhất, mỗi nguyện vọng thỏa mãn yêu cầu và mỗi nhu cầu tìm kiếm sự thỏa mãn, ít nhất đều nảy nở từ mầm mống của quá trình người ta triển khai đàm phán. Chỉ cần người ta vì muốn biến đổi quan hệ tương hỗ mà trao đổi với nhau về quan điểm, chỉ cần người ta muốn hiệp thương bàn bạc để đi đến nhất trí, là họ tiến hành đàm phán”. “Đàm phán thông thường tiến hành giữa cá nhân, họ hoặc vì bản thân mình, hoặc thay mặt cho đoàn thể có tổ chức, vì thế có thể coi đàm phán là bộ phận cấu thành của hành vi nhân loại, lịch sử đàm phán của nhân loại cũng lâu dài như lịch sử văn minh nhân loại.”

The Art of Negotiating – Nghệ thuật đàm phán).

Theo Trương Tường (Trung Quốc), thì: “Đàm phán là hành vi và quá trình mà người ta muốn điều hòa quan hệ giữa hai bên, thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất.”

(Nghệ thuật đàm phán thương vụ quốc tế - NXB Trẻ 1996).

Theo Roger Fisher và William Ury (Hoa Kỳ): “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía bên kia có một số lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng.”

(Getting to Yes – Để đạt được thỏa thuận – NXB TP. Hồ Chí Minh 1997) Như vậy, qua những khái niệm trên có thể khẳng định: “Đàm phán là hành vi và quá trình mà đó hai hay nhiều bên tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất.”

Trong vô số các cuộc đàm phán diễn ra hàng ngày, có những cuộc đàm phán, trong đó các yêu cầu đặt ra không cao và không cần phải lập kế hoạch trước cho quá trình và kết quả đàm phán, ví dụ như: các cuộc đàm phán trong gia đình, giữa những bè bạn thân thích, trong cuộc sống đời thường… Ngược lại, các cuộc đàm phán trong kinh doanh, yêu cầu cần đạt được rất cao, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lập kế hoạch và đàm phán thận trọng hơn. Trong kinh doanh – đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh. Trong kinh doanh, các bên đàm phán cho rằng, họ có thể tiến hành đàm phán để đạt được một thỏa thuận tốt hơn, thay vì chỉ chấp nhận hay bác bỏ những gì bên kia đưa ra. Do đó, đàm phán trong kinh doanh là một quá trình cho và nhận tự nguyện, trong đó cả hai bên đều điều chỉnh các đề xuất và kỳ vọng của mình để tiến đến gần nhau hơn. Qua đây ta cũng thấy rằng giao dịch là để thiết lập các quan hệ, còn đàm phán là để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các bên. Nếu không có liên quan với nhau, trước hết là liên quan về lợi ích vật chất, thì người ta sẽ không đàm phán với nhau.

Trong môi trường hội nhập, các hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng và phức tạp hơn, việc triển khai quá trình đàm phán và việc các bên nhận thức thế nào về mối quan hệ là điểm mấu chốt. Quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài quá trình này. Sự khác biệt văn hóa hiện diện trên các cấp độ khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng nhất: Trên cấp độ quốc gia, đó là sự khác biệt của văn hóa dân tộc; Trên cấp độ tổ chức, bên cạnh sự tác động của văn hóa dân tộc là sự tác động của văn hóa tổ chức; Trên cấp độ cá nhân, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình đàm phán đều có những đặc điểm văn hóa, hành vi khác nhau. Trong kinh doanh quốc tế, những khác biệt về văn hóa tạo nên một thách thức lớn cho các nhà đàm phán, đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tính mềm dẻo thì mới có thể vượt qua. Khả năng đánh giá được các khác biệt văn hóa và điều khiển được đúng cách là yếu tố quan trọng giúp các cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế thành công. Các bên càng hiểu và thích ứng với nhau thì bầu không khí đàm phán càng thuận lợi, các bên càng thấy rõ lợi ích chung và càng sẵn lòng hợp tác để cùng chiến thắng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm đàm phán kinh doanh về trong kinh doanh – đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm đàm phán kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm