Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ, hành vi không lời

Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ, hành vi không lời được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ, hành vi không lời

Trong nghiên cứu của Philip R.Cateora và John L.Graham, khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ trong giao dịch, đàm phán được điều tra với 14 nhóm văn hóa khác nhau. Kết quả điều tra được tóm tắt trong bảng 3.1 trong đó xác định rõ tần suất sử dụng các hành vi ngôn ngữ của các nhà giao dịch, đàm phán ở những quốc gia khác nhau. Bảng 3.2 đưa ra các thông tin về cử chỉ, hành vi không lời và một số các khía cạnh khác nhau của yếu tố ngôn ngữ.

Trong tất cả các ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với những hành vi ngôn ngữ xuất hiện nhiều nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau cũng có tần suất sử dụng khác nhau. 34% phát ngôn của nhà kinh doanh Trung Quốc trong đàm phán là câu hỏi, trong khi đó người Anh và người Đài Loan lại có xu hướng hỏi rất ít. Bên cạnh câu hỏi và những câu tự bộc lộ, trong đàm phán kinh doanh, những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử dụng trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng.

Căn cứ vào kết quả này có thể đưa ra nhận xét về yếu tố ngôn ngữ và hành vi không lời đặc trưng trong đàm phán kinh doanh của một nước như sau: Nhật Bản có thể được coi là nước có phong cách đàm phán nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Sự đe dọa, những mệnh lệnh, cảnh báo, câu nói không rất ít khi được sử dụng, thay vào đó là những khoảnh khắc im lặng, hứa hẹn, khuyến nghị và cam kết. Hàn Quốc có vẻ như sẽ có phong cách đàm phán giống như người láng giềng khổng lồ, nhưng thực tế phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Hàn Quốc lại rất khác so với Nhật Bản.

Các nhà kinh doanh Hàn Quốc sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa hơn những nhà kinh doanh Nhật Bản, họ sử dụng từ không và ngắt lời đối tác nhiều gấp 3 lần so với người Nhật Bản. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn không bao giờ để khoảng thời gian chết trong một cuộc đàm phán. Những nhà kinh doanh Trung Quốc có phong cách đàm phán khá giống với người Nhật, nhưng họ thường nghiêng về các phát ngôn mang tính chất trao đổi thông tin. Trong khi đó, các nhà đàm phán Đài Loan có phong cách giống như người Hàn Quốc. Là một quốc gia với gần một nửa diện tích thuộc Châu Âu, nửa còn lại thuộc Châu Á, các nhà kinh doanh Nga có cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ gần giống như những hàng xóm của mình ở châu Á hơn là ở Châu Âu. Pháp có thể là nước có phong cách đàm phán nóng nảy nhất. Trong số những nền văn hóa thuộc phạm vi điều tra, người Pháp sử dụng nhiều nhất các câu mệnh lệnh, đe dọa, cảnh báo. Người Pháp cũng thường xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói không. Cộng đồng người Canada nói tiếng Pháp cũng có phong cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời giống như những người anh em của họ. Mỹ, Đức có phong cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời gần như là tương tự như nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ, các cử chỉ, điệu bộ của họ không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy trong đàm phán.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ, hành vi không lời về tất cả các ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ, hành vi không lời. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 536
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm