Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kĩ thuật soạn thảo thông báo

VnDoc xin giới thiệu bài Kĩ thuật soạn thảo thông báo được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm

Thông báo là một loại văn bản để thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức hội hoặc để truyền đạt nội dung của một mệnh lệnh, một kết quả hoạt động, một văn bản pháp quy quan trọng,...

Phân loại thông báo

Thông báo truyền đạt một chủ trương, chính sách, một quyết định, một chỉ thị.

Thông báo về kết quả của hội nghị, cuộc họp

Thông báo về một nhiệm vụ được giao

Thông báo về thông tin trong hoạt động quản lý.

Bố cục của thông báo

Phần

Nội dung

Ô số

Ghi chú

Mở đầu

Quốc hiệu, Cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành văn bản, Số và ký hiệu văn bản; Ngày, tháng và địa điểm soạn thảo văn bản.

1, 2, 3, 4

Tên loại và trích yếu nội dung thông báo

5a

Nội dung

Nội dung chính của thông báo

6

Phần kết

Quyền hạn, chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền ban hành

7a, 7b, 7c

Dấu của cơ quan

8

Nơi nhận và lưu

9

Ký hiệu người đánh máy và số bản BH

13a

Bảng 4.2. Bố cục của thông báo

Cách thức soạn thảo nội dung thông báo

Phần đặt vấn đề: Thông báo không cần viện dẫn lý do mà giới thiệu trực tiếp nội dung cần thông báo và thông báo không cần ghi rõ tên cơ quan, cá nhân tiếp nhận văn bản ở phần đầu như đối với Công văn..

Phần giải quyết vấn đề:

Thông báo truyền đạt một chủ trương, chính sách, một quyết định, một chỉ thị, nội dung gồm:

Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt.

Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ trương chính sách.

Yêu cầu quán triệt, triển khai, thực hiện.

Thông báo về kết quả của hội nghị, cuộc họp

Nêu ngày giờ họp, thành phần dự, ai chủ trì.

Tóm tắt nội dung họp.

Tóm tắt nghị quyết, quyết định của hội nghị.

Thông báo về một nhiệm vụ được giao:

Ghi ngắn gọn, đầy đủ nhiệm vụ được giao.

Nêu những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ.

Các biện pháp cần áp dụng để triển khai thực hiện.

Thông báo về thông tin trong hoạt động quản lý.

Ghi rõ nội dung hoạt động quản lý.

Lý do tiến hành.

Thời gian tiến hành hoạt động.

Phần kết thúc vấn đề: Nhắc lại nội dung chính, ý chính trọng tâm cần nhấn mạnh, lưu ý người đọc. Trong thông báo cần viết ngắn gọn, đầy đủ thông tin, lời văn rõ ràng, dễ hiểu, không bắt buộc phải lập luận hay biểu lộ tình cảm như các công văn. Nếu thông báo dài có thể chia thành các mục, các phần có tiêu đề để người đọc dễ nắm bắt vấn đề.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kĩ thuật soạn thảo thông báo về khái niệm và phân loại thông báo, bố cục của thông báo và cách thức soạn thảo nội dung thông báo...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kĩ thuật soạn thảo thông báo. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm