Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của nhôm. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan đến kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây.

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. H2SO4 (loãng).

B. NaOH.

C. KOH.

D. H2SO4 (đặc, nguội).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3, H2SO4 đặc nguội.

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

Đáp án A

Tính chất hóa học của Al

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi

4Al + 3O2 → 2Al2O3 

Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

b) Tác dụng với phi kim khác

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2. Tác dụng với axit

+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.

3. Tác dụng với oxit kim loại ( Phản ứng nhiệt nhôm)

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm

4. Tác dụng với nước

Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2

5. Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

6. Tác dụng với dung dịch muối

Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch

A. NaOH loãng

B. H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc, nguội

D. H2SO4 đặc nóng

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 2. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch

A. H2SO4 (loãng)

B. HCl

C. H2SO4 (đặc, nguội)

D. NaOH

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Al tác dụng được với chất nào trong các chất sau:

A. H2SO4 đặc, nguội

B. HNO3 đặc, nguội

C. dung dịch FeCl2

D. dung dịch KCl

Xem đáp án
Đáp án C

Al thụ động trong H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội nên không phản ứng với 2 chất này (A và B sai)

Al không tác dụng với dung dịch KCl

Al tác dụng với FeCl2 tạo AlCl3 và Fe

Câu 4. Nhôm phản ứng được với

A. Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro

B. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magie sunfat

C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm

D. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi

Xem đáp án
Đáp án D

Nhôm có phản ứng với khí Cl2, dung dịch kiềm, axit và khí oxit.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2

2Al + 3/2O2 → Al2O3

--------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12,  Thi thpt Quốc gia môn Toán, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi xũng như cập nhật các tài liệu mới nhất của trang VnDoc. Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 1.058
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm