Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 2

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sgk Sử 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Mở đầu

“Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại” (C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Sự thật, 1983, tr. 60).

Từ nhận định trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Bài làm

Chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu tồn tại trên quy mô nhỏ trong nhiều thế kỷ xuất hiện dưới dạng các hoạt động buôn bán, cho thuê và cho vay và đôi khi là ngành công nghiệp quy mô nhỏ với một số lao động làm công ăn lương. Đã có một lịch sử rất dài trong trao đổi hàng hóa đơn giản và sản xuất hàng hóa đơn giản, đó là nền tảng ban đầu cho sự phát triển của tư bản từ trao đổi thương mại. "Thời kỳ chủ nghĩa tư bản" theo Karl Marx có từ các thương gia thế kỷ 16 và các thành phố đô thị nhỏ.

Chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng ra thế giới bởi các quá trình toàn cầu hóa và đến cuối thế kỷ 18 đã trở thành hệ thống kinh tế chiếm ưu thế. Sau đó trong thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua thách thức của các nền kinh tế kế hoạch tập trung và hiện là hệ thống bao trùm toàn cầu, với nền kinh tế hỗn hợp là hình thức thống trị của nó trong thế giới công nghiệp hóa phương Tây.

1. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Nhiệm vụ 1:

CH: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Bài làm

Nửa sau thế kỉ XVII: Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.

Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... => những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội.

Cuối thế kỉ XVIII: Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.

Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi => Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,...

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa

Nhiệm vụ 2:

CH: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.

Bài làm

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Nhiệm vụ 3:

CH 1: Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Bài làm

Nửa đầu thế kỉ XIX, hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ La-tinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập => thành lập các quốc gia tư sản.

Ở châu Á:

+ Sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868), Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911) mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc,

CH 2: Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Bài làm

Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nhanh chóng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

Nhiệm vụ 4:

CH 1: Khai thác Hình 7 và thông tin trong mục, cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?

Bài làm

Các tổ chức độc quyền có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, các nhà tư bản liên minh với nhau để thâu tóm phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao, khống chế cuộc sống của người dân.

CH 2: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Bài làm

Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự phát triển kinh tế và quá trình cạnh tranh gay gắt đã làm các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản => Xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ và các tổ chức độc quyền => chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức độc quyền chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

Nhiệm vụ 5:

CH: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiệu đại.

Bài làm

Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Nhiệm vụ 6:

CH: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Bài làm

Tiềm năng:

Có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới.
Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
Thách thức:

Những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu như các cuộc khủng hoảng năng lượng => lạm phát, ô nhiễm môi trường,...

Những vấn đề chính trị, xã hội nan giải như phân biệt chủng tộc, bạo lực,...

Không giải quyết được triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng; sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

CH: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Vận dụng

CH 1: Có quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.

CH 2: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào “Chiếm lấy phố Uôn” và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.

----------------------------------

Bài tiếp theo: Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 3

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
2 831
Sắp xếp theo

    Lịch sử 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm