Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 4
Sử 11 Kết nối tri thức bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sgk Sử 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Mở đầu
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội được mở rộng ở Đông Âu, một số nước châu Á và khu vực Mỹ La-tinh, trở thành một hệ thống thế giới. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa xã hội đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong tiến trình lịch sử thế giới. Hãy chia sẻ những điều em biết về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Gợi ý:
CNXH hiện thực ra đời từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917), sau năm 1945, đã trở thành hệ thống XHCN thế giới. Trong hơn 70 năm tồn tại, CNXH đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Vì nhiều lý do, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sự sụp đổ này không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH. Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trước đây, mô hình “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đang cho thấy một xu hướng phát triển mới của nhân loại hướng tới CNXH.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
Nhiệm vụ 1:
CH: Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Bài làm
Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...
Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh
Nhiệm vụ 2:
CH: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ La-tinh (Cu-ba).
Bài làm
Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á:
Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.
Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.
Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ La-tinh:
Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.
2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
Nhiệm vụ 3:
CH: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Bài làm
Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:
Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành.
Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
Nhiệm vụ 4:
CH: Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
Bài làm
Từ năm 1991 đến nay:
Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Ở khu vực Mỹ La-tinh, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.
b) Thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
Nhiệm vụ 5:
CH: Nêu thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Về kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP): tăng từ 367.9 tỉ NDT (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ NDT (2021)
Bình quân tăng trưởng hằng năm: khoảng 9.5% (1980-2017), vượt xa mức trung bình của thế giới.
Quy mô GDP vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).
Về khoa học - công nghệ:
Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian); xây dựng hệ thống định vị vệ tỉnh Bắc Đấu, hệ thống đường sắt cao tốc; phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm đữ liệu hiện đại.
Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...
Về văn hoá - giáo dục: thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn để xã hội như: xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội,...
=> Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc.
Luyện tập và Vận dụng
Luyện tập
CH: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, châu Á và khu vực Mỹ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vận dụng
CH1: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
CH2: Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
-----------------------------
Bài tiếp theo: Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 5
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.