Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo bài 3

Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai

Lịch sử 11 Chân trời bài 3 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

1. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

a) Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Bài làm

- Ngày 25/10/1917 (theo lịch Nga), cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông diễn ra, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết được thành lập do V.I. Lênin đứng đầu. Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi.

- Ngay khi thắng lợi, chính quyền Xô viết ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

- Từ năm 1919 đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

- Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập.

- Năm 1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.

b) Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.\

Bài làm

- Sự ra đời của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa; để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Câu hỏi: Trình bày quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài làm

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ,....

- Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt nhiều tiến bộ: công nghiệp hoá, điện khí hoá, phát triển nông nghiệp,...

- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

b) Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh

Câu hỏi: Nêu quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh.

Bài làm

- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Trung Quốc

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Mông Cổ

+ Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.

♦ Triều Tiên

+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

♦ Lào

+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).

+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

♦ Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.

+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

c) Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Câu hỏi: Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Bài làm

- Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều sai lầm, dẫn tới khủng hoảng và sụp đổ.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:

♦ Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá có nhiều khiếm khuyết.

+ Về kinh tế: không chú trọng tới quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thị trường.

+ Về chính trị, xã hội: bộ máy chính trị cồng kềnh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

♦ Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài ngày càng trầm trọng.

♦ Thứ ba, khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chủ trương, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.

♦ Thứ tư, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng Nhung”,... đã làm cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển như thế nào?

Câu hỏi 2. Chỉ ra những hạn chế trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Vận dụng

Câu hỏi: Chọn một nước xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu thoog tin và trình bày về sự phát triển của quốc gia nay.

----------------------------------

Bài tiếp theo: Lịch sử 11 Chân trời bài 4

VnDoc.com vừa gửi tới ban đọc bài viết Lịch sử 11 Chân trời bài 3. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm