Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 15 trang 64, 65
Giải Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo bài 15: Trung Quốc hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và luyện giải bài tập môn Địa lí 8. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Bài 15: Trung Quốc
Mở đầu trang 64 bài 15 Lịch Sử 8: Bức tranh bên miêu tả cảnh tàu hơi nước của Anh tấn công và phá huỷ thuyền buồm của Trung Quốc tại Xuyên Tỵ, Quảng Châu vào năm 1840. Sự kiện đó không chỉ mở đầu cho cuộc Chiến tranh thuốc phiện mà còn mở đầu cho quá trình các cường quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Phong trào cách mạng nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này là gì?
Trả lời:
- Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:
+ Từ năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
+ Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
- Phong trào cách mạng nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này là: Cách mạng Tân Hợi (năm 1911)
1. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc
Câu hỏi trang 64 Lịch Sử 8: Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:
+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Thất bại trong chiến tranh thuốc phiện, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
+ Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc: Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Đức chiếm Sơn Đông; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc….
+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
2. Cách mạng Tân Hợi (1911)
Câu hỏi trang 65 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
Trả lời:
- Diễn biến:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
+ Tháng 12/1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân quốc.
+ Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ
+ Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức. Quyền Tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả:
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
+ Thành lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
3. Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 65 Lịch Sử 8: Kết quả quan trọng nhất mà cuộc Cách mạng Tân Hợi đạt được là gì? Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) có đáp ứng các nội dung của chủ nghĩa Tam dân không?
Trả lời:
- Kết quả quan trọng nhất của Cách mạng Tân Hợi là: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc; thiết lập nên nhà nước Trung Hoa Dân quốc.
- Kết quả này không đáp ứng được đầy đủ các nội dung của chủ nghĩa tam dân. Vì: nội dung của chủ nghĩa tam dân là: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra cách mạng, các nhà lãnh đạo đã không xác định rõ mục tiêu chống lại các nước đế quốc xâm lược. Do đó, sau khi cách mạng kết thúc, Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào các nước phương Tây.
Vận dụng 2 trang 65 Lịch Sử 8: Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao?
Trả lời:
(*) Tham khảo: Tư tưởng tam dân (“dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay. Vì: bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc; đảm bảo các quyền tự do và cuộc sống hạnh phúc cho người dân vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia.
- Bài 16: Nhật Bản
- Bài 17: Ấn Độ
- Bài 18: Đông Nam Á
- Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam
- Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Bài 2: Đặc điểm địa hình
- Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
- Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
- Bài 5: Thực hành phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
- Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Bài 2: Đặc điểm địa hình
- Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
- Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
- Bài 5: Thực hành phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
- Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam
- Bài 6: Đặc điểm khí hậu
- Bài 7: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
- Bài 8: Đặc điểm thủy sản
- Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
- Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
- Chương 3: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam
- Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
- Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
- Chương 4: Biển đảo Việt Nam
- Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
- Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam