Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 8 Cánh diều bài 6 trang 27, 28, 29

Giải Lịch sử 8 Cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Mở đầu trang 27 bài 6 Lịch Sử 8: Vậy khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII nổ ra trong bối cảnh nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa và tác động của khởi nghĩa nông dân đối với xã hội Đại Việt ra sao?

Trả lời:

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng; đời sống nhân dân cơ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền.

- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương,… tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều thất bại.

- Ý nghĩa:

+Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền và thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân;

+ Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.

- Tác động:

+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

+ Làm lung lay chính quyền Lê - Trịnh.

I. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 8: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng.

+ Chúa Trịnh Giang không quan tâm đến triều chính, mải lo ăn chơi, hưởng thụ. Tầng lớp quan lại ra sức bóc lột nhân dân.

+ Nhà nước đánh thuế nặng vào các loại sản phẩm, hàng hoá, khiến cho thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, phố chợ điêu tàn.

+ Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hằng năm, tình trạng hạn hán, lụt lội, mất mùa, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

=> Cuộc sống khốn khổ đã thúc đẩy nông dân vùng lên đấu tranh.

II. Diễn biến và kết quả

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 8: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.2, 6.3, nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

Lời giải:

♦ Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.

+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

III. Ý nghĩa và tác động

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 8: Đọc thông tin, tư liệu, nêu ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

Lời giải:

- Ý nghĩa:

+Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền và thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân;

+ Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.

- Tác động:

+ Góp phần làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê - Trịnh.

+ Hành động phản kháng trên quy mô lớn của nông dân buộc chính quyền phải điều chỉnh các chính sách quản lí như: giảm nhẹ thuế khóa, tu sửa đê điều,....

IV. Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 29 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:

Khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Lời giải:

Khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa của

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

Vùng Điện Biên, Tây Bắc

Thất bại

Khởi nghĩa của

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Thất bại

Khởi nghĩa của

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

Thất bại

Vận dụng 2 trang 29 Lịch Sử 8: Sưu tầm tư liệu về một trong số những người lãnh đạo tiêu biểu của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tư liệu về Nguyễn Hữu Cầu

- Nguyễn Hữu Cầu là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ XVIII. Ông là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương. Nguyễn Hữu Cầu xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, có tài cả văn kiêm võ, lại bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He (“he” là tên loài cá ở biển Đông, bởi Hữu Cầu bơi khoẻ và hùng dũng nên được gọi như vậy).

- Nguyễn Hữu Cầu vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Nguyễn Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi võ nghệ, dũng cảm gan dạ và nhiều mưu lược.

- Ông là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời, cuộc khởi nghĩa của ông đã uy hiếp kinh thành Thăng Long và quân nhà Trịnh bị một phen khốn đốn và lo lắng. Tuy nhiên năm 1751, cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị bắt và hành hình.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Lịch sử 8 bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII CD.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 04/07/23
    • Hươu Con
      Hươu Con

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 04/07/23
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 04/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

        Xem thêm