Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp sách Kết nối tri thức bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Lịch Sử 8 trang 16, 17, 18 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.
Giải Sử 8 Kết nối tri thức bài 3
1. Cách mạng công nghiệp Anh
Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8 KNTT:
Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh. Theo em, thành tựu nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Những thành tựu tiêu biểu:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
+ Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Thành tựu tiêu biểu nhất là: máy hơi nước, vì:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và Mỹ
Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 8 KNTT:
Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức và Mỹ.
Hướng dẫn trả lời:
- Cách mạng công nghiệp ở Pháp:
+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830.
+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
+ Kết quả: kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
- Cách mạng công nghiệp ở Đức:
+ Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX.
+ Phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng, hiện đại và tập trung, trong đó công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.
+ Kết quả: giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp ở Mỹ:
+ Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm.
+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.
+ Kết quả: đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).
3. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội.
Câu hỏi 1 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT:
Khai thác tư liệu trên và hình 3.5 cho em biết mặt trái của cách mạng công nghiệp là gì?....
Hướng dẫn trả lời:
Mặt trái của cách mạng công nghiệp:
- Ô nhiễm môi trường;
- Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em; Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản làm mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
- Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu hỏi 2 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT
Hãy trình bày những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Về kinh tế:
- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và
- thành thị đông dân xuất hiện.
- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
* Về xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.
- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT:
Lập bảng hệ thống những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX ở các nước châu Âu và Mỹ.
Hướng dẫn trả lời:
Quốc gia | Những thành tựu tiêu biểu |
Anh |
|
Pháp | Có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ |
Đức | Có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất. |
Mỹ |
|
Luyện tập 2 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT:
Có ý kiến cho rằng: "Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp"....
Hướng dẫn trả lời:
Em đồng ý với ý kiến trên vì cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ bản điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học kĩ thuật của xã hội loài người. Nhờ có cách mạng công nghiệp, các loại máy móc được phát minh, giúp giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào thiên nhiên. Sự phát triển những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đã giúp mở rộng thương mại, tạo điều kiện cho giao thông phát triển, từ đó thúc đấy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Vận dụng 1 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT:
Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... ....
Hướng dẫn trả lời:
Nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội:
- Quá trình sản xuất không được tối ưu hóa, dựa hoàn toàn vào sức người và điều kiện tự nhiên, do đó, không mang lại hiệu quả cao.
- Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn: không thể di chuyển một khoảng cách xa (từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác) hoặc nếu có thể thì cũng tốn rất nhiều thời gian và sức lực.
Có thể nói, nếu không có sự phát minh ra máy móc, cuộc sống con người sẽ không thể phát triển và tiến bộ.
Vận dụng 2 trang 18 Lịch Sử 8 KNTT:
Hướng dẫn trả lời:
Bài tham khảo:
Năm 1776, Watt đã hợp tác với Matthew Boulton, một doanh nhân người Anh, để sản xuất hàng loạt động cơ mới của mình với tên gọi là “động cơ hơi nước Boulton-Watt”. Động cơ Boulton-Watt cũng là loại động cơ đầu tiên cho phép người vận hành máy điều khiển tốc độ của thiết bị bằng bộ điều tốc ly tâm (centrifugal governor).
......................
Trên đây là lời giải Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Sử 8 hơn. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Giải Sử 8 KNTT trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải SGK Lịch Sử 8 theo từng bài học, giúp các em nắm vững kiến thức được học hiệu quả.