Lý thuyết Địa lý 6 Kết nối tri thức bài 20
Với nội dung bài Lý thuyết Địa Lí lớp 6 bài 20: Sông và hồ - Nước ngầm và băng hà sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.
Bài: Sông và hồ - Nước ngầm và băng hà
A. Lý thuyết Địa Lí 6 bài 20
1. Sông, hồ
a) Sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.
- Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành.
b) Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.
- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ tài nguyên nước.
2. Nước ngầm (nước dưới đất)
- Khái niệm: Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất.
- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...
- Vai trò
+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.
+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
3. Băng hà (sông băng)
- Đặc điểm
+ 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.
+ Băng hà chủ yếu ở châu Nam cực và đảo Grơn-len.
- Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
+ Cung cấp nước cho các dòng sông.
+ Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,... trong tương lai.
B. Trắc nghiệm Địa Lí 6 bài 20
Câu 1. Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/158, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là
A. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm.
B. sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời.
C. khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm.
D. lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/158, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
C. Các hoạt động sản xuất của con người.
D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/161, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Hợp lưu là gì?
A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/158, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
C. Nước hồ.
D. Nước mưa.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/161, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Chi lưu là gì?
A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/158, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. xuất phát chảy ra biển.
B. tiếp nhận các sông nhánh.
C. đổ ra biển hoặc các hồ.
D. phân nước cho sông phụ.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/158, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?
A. Thủy sản.
B. Giao thông.
C. Du lịch.
D. Khoáng sản.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/159, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?
A. Hồ Thác Bà.
B. Hồ Ba Bể.
C. Hồ Trị An.
D. Hồ Tây.
Trả lời:
Đáp án D.
Hồ Tây là hồ móng ngựa (di tích còn sót lại của một khúc sông cũ).
Câu 10. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?
A. Sông I-ê-nit-xây.
B. Sông Missisipi.
C. Sông Nin.
D. Sông A-ma-dôn.
Trả lời:
Đáp án C.
Ba con sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: Sông Nin dài 6695 km, sông A-ma-dôn dài 6437 km và sông I-ê-nit-xây dài 4102 km.
Câu 11. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do
A. nước mưa.
B. nước ngầm.
C. băng tuyết.
D. nước ao, hồ.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/162, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Đà.
C. Sông Cửu Long.
D. Sông Hồng.
Trả lời:
Đáp án C.
Sông Cửu Long (hay còn gọi là sông Mê kông) là sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta (507 tỉ m3/năm), nguồn nước chủ yếu từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 13. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?
A. Mùa hạ.
B. Mùa xuân.
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/159, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Trả lời:
Đáp án B.
Sông Nin dài 6695 km, là con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực châu Phi. Tiếp đó là sông A-ma-dôn dài 6437 km thuộc khu vực Nam Mĩ và cũng là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
Câu 15. Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
A. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
C. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/159, lịch sử và địa lí 6.
>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Kết nối tri thức bài 21
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 20: Sông và hồ - Nước ngầm và băng hà sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Cánh Diều, Địa lý 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.