Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
A. Lý thuyết bài 18 môn GDCD 7
Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn):
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (phường, thị trấn)
HĐND xã (p.tt) do nhân dân bầu ra
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
- QĐ những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như:
+ Xây dựng kinh tế xã hội
+ Cũng cố an ninh, quốc phòng
+ Cải thiện đời sống vật chất và tin thần của nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của địa phương
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (p, tt):
- UBND do HĐND bầu MUBND ra
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực
- Tuyên truyền và giáo dục pháp luật
- Đảm bảo an ninh trật tự ATXH
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản
- Chống tham nhũng và tệ nạn xh
- UBND và HĐND xã (P.TT) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở
NỘI DUNG BÀI HỌC
* HĐND xã (P, TT) do nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước dân về: Ổn định kinh tế, nâng cao đời sống,củng cố quốc phòng, an ninh.
* UBND xã (p, tt) do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: Chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
* HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân
* Trách nhiệm của công dân:
- Tôn trọng và bảo vệ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật, của chính quyền địa phương.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Em hãy kể một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em?
Trả lời:
- Xin cấp giấy khai sinh
- Sao giấy khai sinh
- Xác nhận lý lịch
- Khai báo tạm vắng
- Khai báo tạm trú
2. Theo em, trong những câu trả lời dưới đây, câu nào là đúng?
(1) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra
(2) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra
Trả lời:
Câu đúng: (2) Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra
3. Hãy trình bày nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở?
Trả lời:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn):
+ Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
+ Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong các lĩnh vực: đất đai, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh và các lĩnh vực xã hội khác
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lí việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu; làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
4. Khi bàn về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền tại địa phương, An, Bình và Lan còn rất lúng túng khi chưa giải thích được điều sau đây: Những công việc như tổ chức các hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự, quản lí các hoạt động kinh doanh, chăm lo sự nghiệp giáo dục tại địa phương là nhiệm vụ của cơ quan chính quyền nào?
- An cho rằng: Việc này rất hệ trọng nên phải thuộc về Hội đồng nhân dân
- Bình cho rằng: cả hai cơ quan cùng phải trực tiếp lo liệu mới đảm bảo sự thành công
- Lan cho rằng: với quyền hạn của mình, nhiệm vụ trên phải thuộc về Ủy ban nhân dân
Ý kiến nào đúng? Vì sao?
Trả lời
Ý kiến của Lan đúng nhất. Vì đây là những công việc có tính chất thực thi các chủ trương của Hội đồng nhân dân trong việc tổ chức và triển khai các biện pháp cụ thể trên các mặt trận của địa phương. Vì thế, nhiệm vụ này phải thuộc về Ủy ban nhân dân
5. Tại một cuộc họp của Hội đồng nhân dân xã Y, có một thành viên Hội đồng đề nghị rằng: Trước tình hình mưa bão đang diễn biến phức tạp, Hội đồng nhân dân nên tập trung tổ chức thực hiện các biện pháp giúp nhân dân phòng chống bão lụt và trực tiếp triển khai kế hoạch đã định. Tuy nhiên, ý kiến này bị các thành viên khác phản đối khi cho rằng, đó là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân.
Em có nhận xét gì về các ý kiến của các thành viên trong Hội đồng?
Trả lời:
Ý kiến của các thành viên trong Hội đồng cho rằng: Hội đồng nhân dân không có nhiệm vụ, quyền hạn kể trên là đúng. Vì Hội đồng chỉ có nhiệm vụ đề xuất các phương hướng, biện pháp có tính chủ trương, chiến lược. Còn việc triển khai cụ thể là thuộc về Ủy ban nhân dân. Ở đây có có một số đại biểu đã nhầm lẫn nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này.
6. Có ý kiến cho rằng, trong cơ cấu tổ chức, dưới Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn có các tổ chức như thôn, xóm, đội, tổ dân phố nên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chưa phải là cơ quan nhà nước thấp nhất cấp cơ sở. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Ý kiến trên là sai bởi vì chỉ có cấp xã mới đủ điều kiện thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nếu các cấp thấp hơn cũng thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì bộ máy nhà nước trở nên cồng kềnh và không hiệu quả.
7. Tại một phiên họp đầu nhiệm kì mới của Ủy ban nhân dân xã X có một thành viên của Ủy ban đề nghị cuộc họp nên tập trung bàn thảo những vấn đề có tính chiến lược để ra quyết định về chủ trương phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phương mình. Tuy nhiên trong Ủy ban có ý kiến không tán thành với lí do, theo pháp luật, Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền để thực hiện công việc này.
Em có nhận xét gì về các ý kiến của các thành viên trong Ủy ban
Trả lời:
Ý kiến cho rằng: Ủy ban nhân dân không có nhiệm vụ, quyền hạn ban hành các chủ trương có tính chiến lược là đúng. Nhiệm vụ đó thuộc về Hội đồng nhân dân. Ở đây, có một số đại biểu đã nhầm lẫn nhiệm vụ quyền hạn của hai cơ quan này.
B. Trắc nghiệm bài 18 môn GDCD 7
Câu 1: Cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở gồm?
A. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
B. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
C. Đảng ủy xã, phường, thị trấn.
D. Cả A và B.
Đáp án:D
Câu 2: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?
A. Phát triển kinh tế - xã hội.
B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 3: Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?
A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Nhân dân.
Đáp án: A
Câu 4: Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã.
B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Công an.
Đáp án: D
Câu 5: Xin cấp giấy khai sinh làm ở đâu?
A. Hội đồng nhân dân xã.
B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Công an.
Đáp án: C
Câu 6: Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?
A. Công an xã.
B. Ủy ban nhân dân xã.
C. Công an huyện.
D. Hội đồng nhân dân huyện.
Đáp án: B
Câu 7: Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?
A. Cơ quan xét xử.
B. Cơ quan kiểm sát.
C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.
D. Cơ quan hành chính.
Đáp án: D
Câu 8: Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?
A. Chính phủ.
B. Tòa án nhân dân.
C. Viện Kiểm sát.
D. Ủy ban nhân dân xã.
Đáp án: D
Câu 9: Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Lờ đi và coi như không biết.
C. Báo với chính quyền địa phương.
D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
Đáp án: C
Câu 10: Người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã là?
A. Trưởng công an xã.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
D. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.
Đáp án: A
- Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 18. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới