Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 17
Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.
Bài: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc
A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 17
I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc
- Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ
- Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.
- Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy,...
Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ quan trọng vẫn được người Việt duy trì
II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Việt
- Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian
- Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán.
- Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trồng trọt …
B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 17
Câu 1: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
A. Tục nhuộm răng đen.
B. Lễ cày tịch điền.
C. Ăn tết Hàn Thực.
D. Đón tết Trung thu.
Đáp án: A
Lời giải:
- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, phong tục nhuộm răng đen vẫn được người Việt cổ duy trì.
- Ở Việt Nam, lễ cày tịch điền được tổ chức lần đầu tiên dưới thời tiền Lê.
- Tết Hàn thực, tết Trung Thu là những dịp lễ quan trọng của người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?
A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng Việt.
B. Tục thờ thần – vua vẫn được nhân dân duy trì.
C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.
Đáp án: B
Lời giải: Người Việt cổ không có tín ngưỡng thờ Thần – vua.
Câu 3: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
A. Tục thờ thần – vua.
B. Ăn tết Đoan Ngọ.
C. Tục ăn trầu, xăm mình.
D. Đón tết Trung thu.
Đáp án: A
Lời giải:
- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, phong tục ăn trầu, xăm mình vẫn được người Việt cổ duy trì.
- Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.
- Tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu là những dịp lễ quan trọng của người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.
Câu 4: Tôn giáo nào của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quyện với các tín ngưỡng dân gian?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Ấn Độ giáo.
C. Đạo giáo.
D. Hồi giáo.
Đáp án: C
Lời giải: Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quyện cùng với các tín ngưỡng dân gian (SGK Lịch Sử 6/ trang 86).
Câu 5: Dưới thời Bắc thuộc, kĩ thuật tiến bộ nào của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam?
A. Làm đồ gốm.
B. Sản xuất muối.
C. Đúc đồng, rèn sắt.
D. Bón phân Bắc trong trồng trọt.
Đáp án: D
Lời giải: Bón phân Bắc trong trồng trọt là kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc.
Câu 6: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Chữ Hán.
B. Tục xăm mình.
C. Nhuộm răng đen.
D. Làm bánh chưng.
Đáp án: A
Lời giải: Tục xăm mình, nhuộm răng đen, làm bánh chưng là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.
Câu 7: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
B. Nhuộm răng đen, xăm mình.
C. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.
D. Kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt.
Đáp án: D
Lời giải:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tục nhuộm răng đen, xăm mình; làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.
- Kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt là yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Tiếng Việt vẫn được truyền lại cho con cháu.
B. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
D. Tục nhuộm răng, xăm mình… được bảo tồn.
Đáp án: C
Lời giải: Ở Việt Nam, lễ cày tịch điền được tổ chức lần đầu tiên dưới thời tiền Lê.
Câu 9: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…
B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
C. Nhuộm răng đen, xăm mình.
D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.
Đáp án: A
Lời giải:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tục nhuộm răng đen, xăm mình; làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết là phong tục tập quán truyền thống của người Việt cổ.
- Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa… là yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
Câu 10: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Làm giấy.
B. Đúc trống đồng.
C. Làm gốm.
D. Sản xuất muối.
Đáp án: A
Lời giải:
- Kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
- Các nghề: đúc trống đồng, làm gốm, sản xuất muối… là nghề thủ công truyền thống của người Việt cổ.
Câu 11: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Pa-li.
Đáp án: C
Lời giải: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu chữ Hán.
Câu 12: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm
A. chữ Hán.
B. chữ La-tin.
C. chữ Phạn.
D. chữ hình nêm.
Đáp án: A
Lời giải: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm chữ Hán.
Câu 13: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã
A. học chữ Hán và viết chữ Hán.
C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.
Đáp án: D
Lời giải: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.
Câu 14: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Chăm cổ.
D. Chữ Khơ me cổ.
Đáp án: A
Lời giải: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu chữ Hán.
Câu 15: Dưới thời kì Bắc thuộc, nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của người Việt vẫn được duy trì, ngoại trừ tục
A. thờ cúng tổ tiên.
B. nhuộm răng đen.
C. thờ thần - vua.
D. búi tóc, xăm mình.
Đáp án: C
Lời giải:
- Dưới thời kì Bắc thuộc, nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của người Việt vẫn được duy trì, như: thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng đen, búi tóc, xăm mình.
- Người Việt cổ không có tục thờ thần – vua.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 18
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6 trên VnDoc để học tốt Lịch sử 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.