Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 18

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X bao gồm lý thuyết, trắc nghiệm trong nội dung chương trình học môn Lịch sử 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 18

I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)

- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ, Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (Hà Nội).

- Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.

- Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

- Năm 42, nhà Hán đưa quân sang đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

II. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Nhà Ngô đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 – 603)

- Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ Giao Châu.

- Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng chùa Khai quốc.

- Tháng 5/545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.

- Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.

- Năm 603, nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.

IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 – 722)

- Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, đánh ra chiếm Tống Bình.

- Năm 722, nhà Đường đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

V. Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 791)

- Năm 776, Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây), sau đó đem quân ra đánh chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

- Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai là Phùng An nối nghiệp. Năm 793, nhà Đường đem quân đàn áp.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 18

Câu 1: Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là

A. Đại Việt.

B. Nam Việt.

C. Đại Cồ Việt.

D. Vạn Xuân.

Đáp án: D

Lời giải: Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là Vạn Xuân (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 2: Năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: A

Lời giải: Năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Hán.

Câu 3: Năm 542, Lý Bí dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: C

Lời giải: Năm 542, Lý Bí dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Lương.

Câu 4: Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: B

Lời giải: Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Ngô.

Câu 5: Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: D

Lời giải: Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Đường.

Câu 6: Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Đáp án: A

Lời giải:

- Lược đồ trên thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa..

+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh Luy Lâu.

+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

+ Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự kiên cường nhưng cuối cùng bị dập tắt.

Câu 7: Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Đáp án: B

Lời giải:

- Lược đồ trên thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa), khởi nghĩa bùng nổ.

+ Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam,… khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

+ Nhà Ngô đã cử 8000 quân sang đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại núi Tùng.

Câu 8: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đầu voi phất ngọn cờ vàng

Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng

Quần thoa mà giỏi kiếm cung

Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh”?

A. Trưng Trắc.

B. Trưng Nhị.

C. Triệu Thị Trinh.

D. Bùi Thị Xuân.

Đáp án: C

Lời giải:

- Nội dung câu đố trên có nhiều dữ liệu phản ánh về anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (Bà Triệu):

+ Bà Triệu khi ra trận thường cưỡi voi một ngà.

+ Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu là: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”

+ Bà Triệu cùng anh trai (“bào huynh”) phất cờ khởi nghĩa.

Câu 9: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa ở

A. Hát môn (Phúc Thọ, Hà Tây).

B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

C. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).

D. Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).

Đáp án: A

Lời giải: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa ở Hát môn (Phúc Thọ, Hà Tây).

Câu 10: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”

A. Trưng Trắc.

B. Lê Chân.

C. Triệu Thị Trinh.

D. Bùi Thị Xuân.

Đáp án: C

Lời giải: Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu là: “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”

Câu 11: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt.

C. đánh đổ ách cai trị của nhà Hán, chấm dứt thời Bắc thuộc.

D. giành được chính quyền tự chủ trong gần 60 năm.

Đáp án: B

Lời giải: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt.

Câu 12: Khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập – tự chủ của người Việt.

C. đánh đổ ách cai trị của nhà Hán, chấm dứt thời Bắc thuộc.

D. giành được chính quyền tự chủ trong gần 60 năm.

Đáp án: D

Lời giải: Năm 544, khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi, Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nước Vạn Xuân. Tới năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.

=> Khởi nghĩa Lý Bí đã giành được chính quyền tự chủ trong hơn 60 năm.

Câu 13: Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Đáp án: C

Lời giải:

- Lược đồ trên thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Hoan Châu rồi nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước.

+ Quân khởi nghĩa tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.

+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Câu 14: Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: D

Lời giải: Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của nhà Đường.

Câu 15: Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bố Cái đại vương?

A. Mai Thúc Loan.

B. Triệu Quang Phục.

C. Phùng Hưng.

D. Lý Bí.

Đáp án: C

Lời giải: Phùng Hưng được nhân dân Việt Nam suy tôn là Bố Cái đại vương (SGK Lịch Sử 6/ trang 94).

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6 trên VnDoc để học tốt Lịch sử 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09:37 09/01
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 09:37 09/01
      • Bon
        Bon

        🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

        Thích Phản hồi 09:37 09/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch Sử 6 Chân Trời Sáng Tạo

        Xem thêm