Một số thủ thuật giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1

Việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 vô cùng cần thiết và quan trong ở mọi thời đại đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, việc làm này được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp để giúp trẻ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, kỹ năng cơ bản phù hợp với độ tuổi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng giao tiếp đặc biệt trẻ háo hức được vào lớp một.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Khi ở trường mầm non, trẻ được các cô giáo chăm sóc chu đáo trong mọi hoạt động, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào cô. Còn khi vào lớp 1, trẻ phải tự lập hoàn toàn từ cách học, tự cất giữ đồ dùng học tập, tự soạn bài theo thời khóa biểu, chuẩn bị đồ dùng học tập cách ăn uống, vệ sinh, đánh răng, rửa mặt. Cho nên ngay từ khi trẻ ở trường mầm non cô giáo phải chuẩn bị cho trẻ tâm lý sẵn sàng với những kiến thức và kỹ năng biết cần thiết cho hoạt động học tập.

Cô giáo mầm non giúp trẻ biết tư thế ngồi đúng, cách cầm bút, mở sách, mở cặp lấy sách vở…là giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin.

1. Tổ chức cho trẻ làm quen trường tiểu học.

Nhằm giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1 ngoài việc trò chuyện, trao đổi, đàm thoại, xem tranh, hình ảnh về ngôi trường trẻ được học khi vào lớp 1, sẽ không có gì thiết thực hơn là cho trẻ trực tiếp đến thăm quan trường tiểu học, để giúp trẻ không bị hoang mang, bỡ ngỡ, lo sợ. Kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trường Tiểu học, để giúp cho trẻ được làm quen với ngôi trường, trẻ được xem các anh chị học bài, trẻ được giao lưu với cô giáo và các anh chị, trẻ làm quen với sách vở, đồng phục của trường, đồ dùng dụng cụ học tập, hoạt động học tập, thời khóa biểu, hoạt động vui chơi, lao động trong trường tiểu học. Đồng thời trẻ được giải thích vì sao cần phải đi học, vào trường Tiểu học phải chấp hành những nội quy, phương pháp học tập mới, học nhiều môn học khác nhau, và phải làm bài tập,.

VD: Trẻ được quan sát các anh chị học trong một tiết học, với cách cô giáo cầm phấn viết trên bảng và giảng bài, trẻ được làm quen với cách học, cách cô đưa câu hỏi và các anh chị trả lời, trẻ sẽ có thêm kinh nghệm tích lũy cho bản thân mình và không còn thấy quá lo lắng mà kéo theo là tâm trạng háo hức được ngồi học giống các anh chị.

2. Cô giáo giảng bài ở trường Tiểu học.

Ngoài ra, ở chủ đề cuối cùng ở trường mầm non là chủ đề trường tiểu học tôi mời các anh chị lớp 1 đến thăm lớp và trò chuyện cùng cô và trẻ

Ở đây, trẻ mầm non sẽ đặt câu hỏi của bản thân mình, những băn khoăn của trẻ ở môi trường mới trẻ sắp tới với các anh chị và các anh chị sẽ trả lời.

3. Tạo cho trẻ sự háo hức đến trường

- Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường… Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

4. Luôn động viên, khích lệ trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích… để hoàn thành công việc được giao.

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

5. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

6. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.

Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.

3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1:

Góc học tập không nên kê trong phòng ngủ

Các bậc phụ huynh cần tạo góc học tập của trẻ đủ ánh sáng, yên tĩnh và không nên kê trong phòng ngủ của bé. Giúp trẻ chuẩn bị sẵn các đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi học bài. Đặc biệt, lúc này chắc chắn trẻ không thể tự học một mình. Ở lớp, trẻ đã nhận được những sự chỉ dẫn của giáo viên, song có thể trẻ không nhớ hết những gì được học. Để giúp trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu sách giáo khoa, chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường và tìm cách khích lệ con nhớ lại những điều trên lớp, ở trường.

Dành 30 phút mỗi ngày để chơi cùng trẻ

Ở đầu bậc tiểu học, không nên ép trẻ học nhiều. Hãy để cho trẻ cân bằng giữa việc chơi và học. Phụ huynh nên dành 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều hơn để chơi cùng trẻ một cách thực sự hứng thú, say sưa và khuyến khích trẻ tâm sự. Nhờ đó, các bậc phụ huynh tạo sự hưng phấn trong học tập cho con và hiểu được những suy nghĩ hoặc những vấn đề trẻ đang gặp phải. Đó là cách giúp trẻ phát triển IQ và EQ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình giáo dục cộng đồng của trường, giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹ và xây dựng lòng trắc ẩn.

Giúp con xây dựng kỹ năng tự phục vụ

Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên lưu lý giúp con xây dựng kĩ năng tự phục vụ cơ bản, những điều tưởng rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể, giờ đi vệ sinh, cách sử dụng giấy vệ sinh, bồn cầu… những vấn đề này nếu bé chưa thành thạo có thể trở thành những trở ngại, gây khó khăn cho bé trong những ngày đến lớp.

................................................................

Bộ tranh tô màu cho bé

Tài liệu kiến thức và đồ dùng cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Ngoài Một số thủ thuật giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1 trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Đánh giá bài viết
1 2.016
Sắp xếp theo

Kỹ năng sống

Xem thêm