Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số tội phạm trong bộ luật hình sự

Một số tội phạm trong bộ luật hình sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015)

Giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật.

Tội giết người xâm phạm quyền sống của người khác. Hành vi giết người tác động lên cơ thể của con người đang sống.

Hành vi phạm tội giết người thường được thực hiện bằng cách tác động trái phép đến cơ thể người khác gây ra cái chết cho họ như: đâm, chém, bắn, bóp cổ, cho nạn nhân uống thuốc độc... Bản thân hành vi giết người phải chứa đựng khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân và được thực hiện một cách trái pháp luật. Những trường hợp cố ý tước bỏ tính mạng của người khác một cách hợp pháp (như thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng...) thì không phạm tội.

Tội giết người có lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi tác động trái phép đến cơ thể người khác, người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra.

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội giết người có thể bị xử phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong ví dụ 1 nêu trên, Nam đã xâm phạm quyền sống của chị Hạnh. Hành vi giết người của Nam được thực hiện bằng cách cho thuốc độc vào đồ ăn của chị Hạnh, dẫn đến hậu quả là chị Hạnh bị ngộ độc chết. Nam có lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn chị Hạnh chết. Nam đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Người thực hiện hành vi giết người, nếu có thèm một số dấu hiệu khác, tùy từng trường hợp có thể cấu thành các tội phạm khác nhau trong BLHS như:

Nếu giết người nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ cấu thành các tội phạm tương ứng trong chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII BLHS năm 2015).

Nếu người mẹ, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì phạm tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS năm 2015).

Nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS năm 2015).

Nếu một người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà giết người thì phạm tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS năm 2015).

Nếu một người trong khi đang thi hành công vụ, với động cơ mong muốn thực hiện tốt công vụ của mình nên đã có hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép để giết người thì phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS năm 2015).

2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS năm 2015)

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý tác động trái phép đến thân thể của người khác gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.

Tội ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người xâm phạm sức khỏe của người khác. Đối tượng tác động là cơ thể của người khác.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động trái phép lên cơ thể người khác gây ra thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho họ với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Có tổ chức; Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân.

Người phạm tội có lỗi cố ý, khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, họ mong muốn nạn nhân bị thương hoặc có ý thức để mặc cho nạn nhân bị thương.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đốn 20 năm hoặc tù chung thân.

Ví dụ 12: A và B chạy xe trên đường. A bóp phanh (thắng) gấp để dừng xe nên bị xe của B va vào đuôi xe của A. A quay lại chửi B. B nghĩ mình không có lỗi nên chửi lại A. Hai bên xô xát. A đã tháo mũ bảo hiểm đập vào mặt B làm B bị gãy sống mũi, chấn thương ở mắt trái, tỉ lệ tổn thương cơ thể 35%. Hành vi trên của A đã phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015.

3. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015)

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhầm chiếm đoạt tài sản.

Tội cướp tài sản xâm phạm quyền sở hữu và quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người.

Hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi này được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:

Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm cho người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực của người phạm tội có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội như: bắn, chém, trói, đám, đá, bóp cổ... Hành vi dùng sức mạnh vật chất phải nhằm vào con người (có thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lí, bảo vệ tài sản hoặc bất kì ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình).

Ví dụ 13: A dùng gậy đập vào đầu B làm cho B bất tỉnh để lấy xe máy của B.

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực tức thời, nhằm làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí, không dám chống cự. Người bị đe dọa dùng vũ lực hiểu rằng nếu họ có hành vi chống trả lại hoặc không thoả mãn yêu cầu của người phạm tội thì tính mạng, sức khỏe của họ sẽ ngay lập tức bị xâm hại.

Ví dụ 14: Trên một đoạn đường vắng, A kề dao vào cổ B để bắt B phải đưa tiền cho A.

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: là hành vi dùng mọi phương pháp, thủ đoạn khác nhau để làm cho nạn nhân không thể kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản như: cho uống thuốc ngủ, thuốc độc, gây mê, gây tê... Những hành vi này được coi là có cùng tính chất với hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc ở chỗ làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân.

Ví dụ 15: Trên một chuyến xe khách đường dài, A thấy B có nhiều tài sản nên làm quen với B. A mời B uống một chai nước ngọt (có pha sẵn thuốc ngủ). Khi B ngủ mê mệt, A đã lấy hết tài sản của B.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên và thể hiện mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa, tài sản trị giá bao nhiêu không có ý nghĩa trong việc định tội.

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 14 tuổi trở lên.

Hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản là phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015)

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015.

Tội trộm cắp tài sản xâm phạm quyền sở hữu, cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản đối với tài sản. Tài sản bị trộm cắp phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tài sản là di vật, cổ vật.

Hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với người quản lí tài sản. Trong ý thức chủ quan của người phạm tội, họ mong muốn che giấu hành vi phạm tội của mình, họ sợ người quản lí tài sản phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản của họ.

Ví dụ 16: Lợi dụng lúc gia đình A đang ngủ trưa, chiếc xe máy dựng ngoài sân,

B đã cạy cổng vào nhà A lấy chiếc xe máy mang đi bán được 5,0 triệu đồng. Hành vi trên của B cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

5. Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS năm 2015)

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử lí kỉ luật vẽ hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục l chương Các tội phạm về chức vụ, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội tham ô tài sản xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; ngoài ra, còn xâm hại đến quyền sở hữu của các cơ quan, tổ chức này. Tài sản bị chiếm đoạt trong tội phạm này là tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.

Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lí tài sản và chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lí. Đây là dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội tham ô tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội phạm này có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như: công khai, bí mật hoặc bằng thủ đoạn gian dối như sửa đổi số liệu trong sổ sách, tạo chứng từ giả...

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản do mình có trách nhiệm quản lí.

Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lí tài sản của các cơ quan, tổ chức và chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lí.

Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ 17: A là Trưởng khoa Dược của Bệnh viện tỉnh H. Lợi dụng chức vụ của mình, A đã thay đổi các số liệu trong sổ sách, chứng từ để chiếm đoạt số lượng thuốc trị giá 150 triệu đồng. Như vậy, A là người có trách nhiệm trong việc quản lí tài sản của Bệnh viện và chiếm đoạt tài sản do chính mình quản lí. Hành vi này của A đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Bệnh viện tỉnh H. A phạm tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015.

6. Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS năm 2015)

Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp hay qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hay tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: (ỉ) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (ii) Lợi ích phi vật chất.

Tội nhận hối lộ xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Hành vi nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Tài sản nhận hối lộ phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc người nhận hối lộ nhận lợi ích phi vật chất.

Tội nhận hối lộ có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn nhận được tài sản hoặc lợi ích phi vật chất từ người đưa hối lộ.

Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến việc giải quyết một công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Tội nhận hối lộ quy định khung hình phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ 18: A là Thẩm phán huyện T và được giao trách nhiệm xử vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS năm 2015) do B là bị cáo. B đến gặp A và đề nghị đưa 50 triệu đóng cho A với điều kiện A phải xử cho B được hưởng án treo. A đã nhận của B 50 triệu đồng và xử B 03 năm tù cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 05 năm. Hành vi trên của A phạm tội nhận hối lộ.

7. Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS năm 2015)

Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kì lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: (i) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên; (ii) Lợi ích phi vật chất.

Hành vi phạm tội đưa hối lộ xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người đưa hối lộ đã tác động lên người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.

Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện các hành vi sau đây:

  • Đã đưa hoặc thỏa thuận sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần cho người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa của hối lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian.
  • Yêu cầu người có chức vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.

Người phạm tội có lỗi cố ý. Họ mong muốn đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của họ.

Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội đưa hối lộ có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Một số tội phạm trong bộ luật hình sự về đặc điểm, hình thức và quy trình xét xử của một số tội phạm trong luật hình sự...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Một số tội phạm trong bộ luật hình sự. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm