Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Văn mẫu lớp 10: Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Dàn ý Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

- Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian.

Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè.

Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió.

→ Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống.

- Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…: Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp.

Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè.

- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió.

→ Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

- Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

3. Kết bài

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

Văn mẫu Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Nhắc đến Nguyễn Trãi người ta không chỉ nghĩ ngay đến một nhà quân sư, một nhà chính trị lỗi lạc mà còn nhắc đến một nghệ sĩ với tâm hồn tài ba, say mê cái đẹp, tha thiết với cuộc sống con người. Vẻ đẹp đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ "Cảnh ngày hè", sức hút bài thơ vẫn là sức hút bông hoa nhân cách, một tâm hồn lộng gió của thời đại"- Phạm Văn Đồng đã nói về Nguyễn Trãi.

Được viết trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn chốn Côn Sơn, xa lánh chốn quan trường, làm bạn với thiên nhiên thôn dã để di dưỡng tinh thần. Qua bài thơ ta không chỉ thấy được hiện thực cuộc sống nhà thơ miêu tả, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà có ý kiến cho rằng:

"Người thơ phong vận như nhà thơ ấy"

Đến với cảnh ngày hè, ta cảm nhận được ở Nguyễn Trãi một tâm hồn đầy tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, có sự giao hòa cao độ với thiên nhiên, đằng sau đó là một tinh thần lạc quan, một nghị lực sống mạnh mẽ.

"Rồi hóng mát………………..
………………lầu tịch dương".

Với tâm hồn tinh tế yêu thiết tha cảnh sắc thiên nhiên, quê hương, đất nước, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại cảnh bức tranh mùa hè sinh động tươi mới với lòng yêu đời, cuộc sống. Một bức tranh đẹp vì nó là bức tranh có những gam màu nóng của mùa hè (lục - đỏ - hồng) tươi tắn, có hình khối, đường nét, đậm đà bất tận hương vị. Bức tranh là hình ảnh được cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, khức giác và bằng tất cả mọi sự tinh nhạy của tâm hồn người thi sĩ với những cảm nhận sâu sắc nhất.

Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn trong tâm trạng không thanh thản. Khi đó, ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực sống của thi nhân. Nhà thơ lắng nghe cuộc sống, nhịp sống tươi vui, ấm áp "lao xao, dắng dỏi" như đứng từ xa quan sát trong âm thanh không gian tươi vui cuộc sống bình yên. Âm thanh làm nên bức tranh sống động có đủ chiều rộng lẫn chiều sâu.

Đó còn là tấm lòng luôn lo lắng cho nhân dân, đất nước "yêu nước, thương dân", luôn "lo trước nỗi buồn thiên hạ, vui sau nỗi buồn thiên hạ". Vẻ đẹp ấy được thế hiện qua khát vọng lớn lao đầy cao cả.

"Dẽ có ngu……………….
…………….đòi phương "

Bằng bút pháp liên tưởng, nhà thơ liên tưởng đến cây đàn, khúc Nam Phong thời vua Ngu Thuấn mong muốn hạnh phúc cho muôn dân. Nhà thơ khát vọng, ý thức cuộc sống hạnh phúc, vững bền, nhân dân ấm no muôn đời. Đó là khát vọng của một nhà thơ " yêu nước, thương dân", "trung quân, ái quốc".

Nguyễn Trãi đã từng nói: "Dám mong bệ hạ chăm dắt cho muôn dân để khắp thôn cùng ngõ vắng không có tiếng hờn giận oán sầu. Chấm ấy là cái gốc nhạc vậy". Với Nguyễn Trãi thứ âm nhạc kì diệu nhất chính là tiếng bình yên, no đủ, ấm áp không có sự hờn giận oán sầu.

Khát vọng của Nguyễn Trãi sánh ngang tầm với những bậc hiền tài yêu nước thương dân. Khát vọng lí tưởng của một bậc quân vương thuộc con người đời thường với tinh thần nhân đạo, nhân nghĩa, khao khát về cuộc sống bình yên.

Bằng những câu thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc, bài thơ "Cảnh ngày hè" đã khẳng định lại tâm hồn Nguyễn Trãi, một vẻ đẹp tâm hồn, sự kết tinh vẻ đẹp con người trần thế, con người vĩ đại, vẻ đẹp của một anh hùng ca.

Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi là một tác gia lớn. HIện ông còn để lại hai tập thơ là Quốc âm thi tập và Quân trung từ mệnh tập cùng Bình ngô đại cáo. Nổi bật trong tập thơ viết bằng chữ Nôm- Quốc âm thi tập, chúng ta biết tới bài thơ Cảnh ngày hè.

Cảnh ngày hè là bài thơ trích trong Bảo kính cảnh giới và là bài số 43. Thông qua bức tranh ngày hè, thi nhân gửi gắm trong đó tình yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha. Bài thơ còn là đánh dấu sự cách tân của ngôn ngữ thơ ca Tiếng VIệt với lời thơ giản dị, hàm súc.

Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè đã hiện lên trong bốn câu đầu:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Trong bức tranh thiên nhiên sinh động ta thấy cả màu sắc, âm thanh, trạng thái căng tràn sức sống của cảnh vật. Trong tâm trạng rảnh rang của ngày, thi nhân cảm nhận cuộc sống trong mọi giác quan để nhìn ngắm cuộc đời tươi đẹp quanh mình. Với nghệ thuật liệt kê, ta thấy được đủ thứ thực vật quanh nhà thơ. Đó là hòe, là thạch lựu, là hồng liên trì. Thiên nhiên mang trong mình muôn vàn sức sống và đẹp tươi vô hạn. Từ láy đùn đùn cho ta thấy được sự dịch chuyển của cảnh vật. Hay động từ phun tiễn cũng gợi ra bức tranh sức sống ngập tràn trong cảnh sắc nơi đây. Hệ thống màu sắc với đỏ, với xanh và hồng tạo nên sự muôn màu của cảnh vật trong ngày hè. Hè rực rõ đã mở ra trước mắt thi nhân.

Bức tranh cuộc sống con người với sự ồn ã,với sức sống ngập tràn tiếp tục mở ra ở hai câu tiếp:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ tượng thanh "Lao xao" đặt trước hình ảnh chợ cá đã góp phần làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. CÔng việc lao động quen thuộc gắn bó với cuộc sống của con người. Từ lao xao - tiếng trao qua đổi lại tuy ồn ã mà luôn tươi vui vì con người với sự sống ngập tràn muôn nơi. Đjăc biệt, nhà thơ không chỉ lắng mình hướng về chợ nơi chiều hôm mà còn lắng nghe tiếng ve. Tiếng ve kêu dắng dỏi trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè trong ồn ã, tươi vui. Thiên nhiên cảnh vật cùng nhau rộn ràng tạo nên bản hòa tấu chiều hôm.

Nhưng hơn cả là bức tranh tình yêu cuộc sống ngập tràn. Là người góp phần lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi phải là người luôn ưu nước ái dân. Nhà thơ luôn tâm niệm lấy dân làm gốc và khao khát của ông là khao khát hướng về cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ở đây, tác giả đã sử dụng hình ảnh điển cố là cây đàn của vua Thuấn với khúc Nam Phong. Vậy nhưng ông chỉ khiêm tốn xin một tiếng đàn thật nhỏ nhoi để giúp ích cho đời. Thiên nhiên dù đẹp tươi nhưng không khiến lòng ông vơi đi những buồn phiền. Và quả thực, với Nguyên Trãi, dẫu thân nhàn mà tâm cũng mãi không nhàn.

Bài thơ gây ấn tượng vô cùng bởi sự lạ hóa trong nghệ thuật cách tân thơ. Hai câu đầu, cuối của bài là câu lục ngôn cô đọng. Đọc Cảnh ngày hè, đắm mình trong dòng cảm xúc thi nhân, ta càng thêm thấu hiểu nỗi lòng người con với quê hương, đất nước. Tình yêu thiên nhiên gói ghém gửi tình cảm nồng nàn, thiết tha với ước mơ ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trong nhà thơ cao đẹp vô cùng.

----------------------------

Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết gồm có dàn ý và bài văn mẫu nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Bài viết cho ta thấy được rằng được hiện thực cuộc sống nhà thơ miêu tả, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ. Đến với cảnh ngày hè, ta cảm nhận được ở Nguyễn Trãi một tâm hồn đầy tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, có sự giao hòa cao độ với thiên nhiên, đằng sau đó là một tinh thần lạc quan, một nghị lực sống mạnh mẽ. Với tâm hồn tinh tế yêu thiết tha cảnh sắc thiên nhiên, quê hương, đất nước, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại cảnh bức tranh mùa hè sinh động tươi mới với lòng yêu đời, cuộc sống. Bức tranh là hình ảnh được cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, khức giác và bằng tất cả mọi sự tinh nhạy của tâm hồn người thi sĩ với những cảm nhận sâu sắc nhất. Nhà thơ lắng nghe cuộc sống, nhịp sống tươi vui, ấm áp như đứng từ xa quan sát trong âm thanh không gian tươi vui cuộc sống bình yên. Âm thanh làm nên bức tranh sống động có đủ chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó chính là tấm lòng yêu nước thương dân. Cảnh ngày hè cho thấy một vẻ đẹp tâm hồn, sự kết tinh vẻ đẹp con người trần thế, con người vĩ đại, vẻ đẹp của một anh hùng ca. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Nghị luận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội về bức tranh cuộc đời

Đánh giá bài viết
4 19.860
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm