Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói: Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về câu nói: Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về câu nói: Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng

Ông cha ta thường nói "Ăn thì dễ, ở thì khó”, Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta “ăn” thì chỉ là một vấn đề đơn giản" chỉ giải quyết sự đòi hỏi của bao tử; còn mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh trong xã hội để chúng ta sống mới là vấn đề quan trọng, phức tạp. Chính vì vậy mà nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: “Kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là người sáng”.

Câu nói trên của Lão Tử có ý nghĩa vô cùng sâu sắc là bài học rất cần thiết 1 trong cuộc đời chúng ta. Trước tiên ta phải biết vì sao Lão Tử bảo: “Kẻ biết người là người khôn” sở dĩ “Kẻ biết người là người khôn” vì ta có hiểu rõ người đó, biết được tâm tính, sở thích, cách sống của người đó thì ta mới có cách quan hệ thích hợp, dễ thu phục được người đó và ta không bao giờ bị người đó qua mặt ta trong bất kì công việc gì, nghĩa là ta không bao giờ bị người đó lừa gạt. Ví dụ, chúng ta biết được người chúng ta quan hệ là một con người có tâm hồn cao thượng, nhân đức, có quan điểm sống đúng đắn thì chúng ta yên tâm và học tập ở người đó được nhiều điều tốt đẹp. Ngược lại chúng ta biết một người có tâm địa ác độc, bản chất gian xảo, có cách sống không đúng đắn thì ta nên tránh xa người ấy, đề phòng mọi hành động của người ấy. Quả đúng là “Kẻ biết người là người khôn”.

Điều thứ hai mà ta cần hiểu rõ ở đây là: “Kẻ biết mình là người sáng”. Kẻ biết mình là kẻ hiểu rất rõ về chính mình, biết mình có được những năng lực gì, có thể làm được những việc gì phù hợp với năng lực của mình, hoàn cảnh của mình thì mới thành công được. Ví dụ mình biết mình có năng khiếu về văn chương, rất say mê văn chương thì mình chọn thi vào đại học khối c ngành văn thì xác suất mình đậu vào đại học rất cao, đạt được mơ ước và hoài bão của mình. Hay một bạn nào đó có năng khiếu về toán, lý, hóa, sinh,… là học sinh giỏi của những bộ môn này thì bạn dễ thi đậu vào các trường như Bách khoa, Kinh tế, Y dược, Sư phạm (các ngành thuộc khoa học tự nhiên), Khoa học tự nhiên, Ngân hàng…bạn nào có năng khiếu về văn, lý và vẽ thì bạn ấy dễ thi đậu vào ngành kiến trúc. Ngược lại có nhiều bạn không hiểu rõ được năng lực của mình mà mơ cao thì những bạn ấy không bao giờ thành đạt được, những ước mơ của những bạn ấy sẽ trở thành ảo tưởng. Đúng là “Kẻ biết mình là người sáng”

Tóm lại, câu nói “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”là một chân lý, là một bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống. Câu nói ấy của Lão Tử giúp chúng ta biết nhìn người, nhìn mình để hiểu người, hiểu mình để mà sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 642
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm